Khi ghé thăm thành phố ngàn thông, bánh mì xíu mại Đà Lạt là một món ngon nên thử. Với vị ngọt thịt đậm đà, bánh giòn tan, ớt cay xè đầu lưỡi, món ăn này giúp bạn hòa mình vào cái lạnh của vùng đất cao nguyên theo cách tuyệt diệu nhất.
Trong bài viết này, Elmich sẽ giúp bạn có được công thức nấu bánh mì xíu mại chuẩn vị Đà Lạt. Đọc ngay những hướng dẫn dưới đây để dễ dàng nấu món ăn này nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu bánh mì xíu mại Đà Lạt
Bánh mì xíu mại là một món ngon nổi tiếng của Đà Lạt
-
Bánh mì
-
240 gam thịt nạc dăm
-
80 gam mỡ heo
-
100 gam da heo
-
Tỏi, hành tím băm
-
100 gam hành tây
-
Các loại gia vị thông dụng:
-
Rau thơm: Ngò, quế
Những nguyên liệu cần thiết cho món bánh mì xíu mại Đà Lạt chuẩn vị
Bánh mì bạn có thể chọn bánh mì ổ nướng thông thường. Với những người thích ăn bánh mì đặc ruột, có thể cân nhắc thay đổi nhé. Dù là loại bánh mì nào cũng rất hợp khi ăn cùng xíu mại đấy.
>>> Học ngay cách làm bánh ngào xứ nghệ thơm ngon, hấp dẫn.
Chi tiết cách làm bánh mì xíu mại Đà Lạt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Phần thịt nạc, da heo, mỡ bạn thái thành lát mỏng, sau đó cắt dạng hạt lựu để dễ xay hơn. Phần hành tây cắt thành từng miếng cau rồi xắt ngắn lại. Tỏi, hành tím đem băm gọt bỏ vỏ và băm thật nhuyễn.
Bạn cần sơ chế các nguyên liệu làm xíu mại cẩn thận
Bước 2: Xay thịt
Bạn cho phần thịt nạc dăm và mỡ heo vào máy, thêm vào 1 nhúm muối trắng hoặc hạt nêm. Sau đó xay nhuyễn. Cho tất cả ra đĩa, đeo găng tay và trộn đều để có được một hỗn hợp mềm, mịn, đồng nhất.
Xay kỹ phần thịt nạc dăm với thịt mỡ
>>> Bạn đã biết cách nấu bánh canh hẹ chuẩn vị chưa?
Bước 3: Ướp phần thịt băm và làm viên xíu mại Đà Lạt
Bạn cho hành tỏi băm vào bát cùng với các loại gia vị sau:
-
30 gam đường
-
5 gam muối
-
10 gam hạt nêm
-
10 gam hạt tiêu
-
20 ml nước mắm ngon
-
Hành lá băm nhuyễn (nếu thích)
Nên đậy kín thịt và ướp trong tủ lạnh một lát trước khi nấu
Sau đó trút toàn bộ phần thịt xay khi trước vào. Dùng tay trộn thật đều, ướp hỗn hợp trong khoảng 30 phút là được. Nếu có thời gian, bạn hãy bọc kín tô thịt lại và ướp trong tủ lạnh khoảng 1 giờ 30 phút. Thời gian ướp dài giúp thịt ngon, sau khi vo viên sẽ mịn và dẻo hơn.
Vo thịt thành từng viên tròn, nhỏ vừa ăn
Khi ướp thịt đủ thời gian, bạn cho thịt ra. Đeo găng tay và nhồi thịt lại 1 lần để thịt có độ dẻo. Sau đó vo thành những viên tròn, nhỏ vừa ăn là được.
Bước 4: Tiến hành nấu xíu mại Đà Lạt
Bạn bắc một nồi chống dính lên bếp, thêm vào 2 thìa dầu điều. Sau đó xào thơm 100 gam hành tây. Khi hành tây hơi chuyển màu và có mùi thơm nhẹ thì cho da heo vào và xào săn. Đổ thêm vào nồi 1,5 lít nước sạch.
Lần lượt cho các nguyên liệu vào nồi nấu xíu mại
Đun đến khi nước sôi bùng thì lần lượt cho số thịt đã vo viên vào. Nấu với lửa vừa trong khoảng 20 phút là thịt chín mềm. Nêm các loại gia vị sau vào nồi trong khi nấu:
-
30 gam đường phèn
-
30 gam hạt nêm
-
5 gam muối
Xíu mại đun khoảng 20 phút là chín mềm và ngấm gia vị trọn vẹn
Những viên xíu mại thơm ngon, thấm đều gia vị
Trộn đều, nấu thêm khoảng 5 phút cho thịt, các nguyên liệu thấm đều gia vị. Bạn tắt bếp là phần xíu mại đã hoàn thành.
Bước 5: Trình bày thành phẩm bánh mì xíu mại Đà Lạt
Trước khi ăn, bạn nướng lại bánh mì bằng nồi chiên không dầu hoặc lò nướng. Nếu như mua được bánh mì nóng mới ra lò, không cần nướng lại. Lúc này dù bánh mì không còn nóng nhưng vẫn rất giòn, giữ được hương thơm tự nhiên của một mẻ bánh mới.
Khi ăn, bạn múc xíu mại với đầy đủ thịt viên, da heo, hành ra tô. Sau đó, thêm một chút ngò, hành thái nhuyễn lên trên mặt bát là được. Bạn có thể thưởng thức xíu mại nóng với bánh mì ngay lập tức.
>> Bộ sưu tập Trimax classic cho nhà bếp sang trọng.
Yêu cầu thành phẩm
Món bánh mì xíu mại Đà Lạt này có phần nhìn rất hấp dẫn với màu điều đỏ rực, cùng với đó là sắc trắng của các nguyên liệu, màu xanh của rau thơm ăn kèm.
Bánh mì xíu mại khi hoàn thiện ăn kèm với một chút ớt cay sẽ rất thơm ngon
Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được thịt ngọt, cắn ngập răng. Cùng với đó là hương vị tự nhiên, hòa quyện của hành tây, vị dai giòn của da heo. Tất cả đã hòa quyện để tạo nên một món bánh mì tuyệt ngon, đậm đà của vùng phố núi ngàn sương.
Một vài mẹo nhỏ giúp bánh mì xíu mại Đà Lạt ngon hơn
Nên ăn kèm với dầu ớt hoặc sa tế
Nếu bạn có thể ăn cay, hãy thêm vào tô xíu mại của mình một chút sa tế hoặc ớt xào của người địa phương. Vị cay nhẹ rất hợp với trời trở lạnh và làm tô xíu mại trở nên ngon, hấp dẫn hơn rất nhiều đấy.
Cách bảo quản xíu mại Đà Lạt còn thừa
Do là một món hầm với nhiều gia vị và dầu ăn, xíu mại có thể bảo quản được rất lâu. Nếu không ăn hết có thể bảo quản trong tủ lạnh ăn trong 3 ngày. Bạn chỉ cần cho xíu mại vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín. Khi ăn, hãy múc từng phần ra bát quay với lò vi sóng hoặc đun lại bằng nồi đều được.
Nhất định phải có ngò hành ăn kèm
Hành ngò thái nhuyễn là thứ không thể thiếu trong món ăn này
Với món ăn này, bạn nên chuẩn bị sẵn hành ngò ăn kèm. Một chút hành ngò băm nhuyễn sẽ giúp món ăn dậy vị và thơm hơn. Đặc biệt, nó còn tạo cảm giác dễ chịu, làm ấm cơ thể vô cùng hiệu quả đấy.
Lời kết
Như vậy, Elmich đã hướng dẫn bạn cách nấu bánh mì xíu mại Đà Lạt chuẩn vị. Món ăn này thực sự là lựa chọn tuyệt vời cho những bữa sáng trở lạnh. Một chút vị cay the, sự ngọt ngào của món ăn sẽ khiến những cơn mưa phùn, những ngày đông giá trở nên ấm áp hơn.
Nếu bạn đang muốn làm đa dạng thực đơn của mình, đừng quên theo dõi Elmich. Chúng tôi sẽ giúp bạn có cách nấu những món ăn tuyệt ngon cho gia đình mình đấy.