Cách nấu lẩu dê khô Trung Quốc đậm vị, thơm ngon

Bạn thích ăn lẩu dê khô Trung Quốc? Bạn chưa biết cách nấu? Đọc ngay bài viết này của Elmich để được có công thức nấu chuẩn nhé.

Món lẩu dê khô là một đặc sản nổi tiếng của Trung Quốc. Hiện tại, món ăn thơm ngon này đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không có nhiều cửa hàng bán món đặc sản này. Dưới đây, Elmich sẽ giới thiệu công thức nấu lẩu dê khô đơn giản nhất. Cùng xem nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu dê khô

Ảnh 1: Các nguyên liệu nấu lẩu dê khô cơ bản

  • 2,2 kg thịt dê
  • 70 gam củ sen
  • 5 gam cây quế
  • 1 cái hoa hồi
  • 5 gam thảo quả
  • 3 quả ớt khô
  • 1/2 củ gừng
  • 3 tép tỏi
  • 100 gam tía tô
  • 100 gam xà lách xoong
  • 2 thìa canh tương đậu
  • 1 thìa canh chao đỏ
  • 1 thìa canh chao trắng
  • 5 thìa canh tương trụ hầu
  • 11 thìa canh rượu hoa tiêu
  • 3 thìa canh dầu ăn
  • 1 thìa canh bột nêm gà
  • 1 ít đường trắng

>>> 2 công thức nấu cháo hàu siêu thơm ngon cho toàn bộ gia đình.

Chi tiết cách chế biến lẩu dê khô thơm ngon

Bước 1: Tiến hành sơ chế thịt dê

Ảnh 2: Thịt dê cần được sơ chế cẩn thận để loại bỏ mùi hôi khó chịu

Ảnh 3: Rượu và các loại gia vị sẽ giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu của thịt 

Sau khi mua về, bạn dùng dao sắc cắt thịt dê thành từng khúc vừa ăn. Sau đó bạn bắc 1 cái nồi lên bếp và cho vào 500ml nước đun sôi, trụng thịt dê trong nồi khoảng 5 phút để làm giảm mùi hôi của thịt dê.

Sau đó, bạn vớt thịt ra rửa lại nhiều lần với nước sạch có chút gừng đập dập. Bạn cho thịt dê lên rổ, để cho ráo nước.

>>> Mua ngay những mẫu nồi inox chất lượng cao của Elmich.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác cho món lẩu dê khô

Bạn rửa thật sạch rau xà lách xoong, tía tô. Nhặt bỏ các lá xấu sau đó rửa lại một lần nữa với nước và để lên rổ cho ráo nước.

Ảnh 4: Rau sống cần được nhặt sạch gốc, rửa kỹ với nước lạnh

Củ sen bạn gọt sạch vỏ, cắt thành từng khoanh mỏng vừa ăn với độ dày cỡ bằng nửa lóng tay. Sau đó ngâm củ sen trong nước khoảng 10 phút, vớt ra để cho ráo nước.

Ảnh 5: Cách cắt củ sen phù hợp

Củ cải bạn đem gọt vỏ, rửa lại thật sạch với nước rồi cắt thành từng khúc vừa ăn.

Tỏi, gừng bạn làm sạch bỏ, cắt bỏ phần gốc cứng rồi băm thật nhuyễn.

>>> Mách bạn 2 công thức nấu canh khoai mỡ thơm ngon.

Bước 3: Xào thịt dê nấu lẩu

Bắc một nồi lên bếp, đợi nồi nóng bạn cho thêm thịt dê vào nồi đảo đều tay trong khoảng 10 phút với lửa vừa. Khi thịt dê săn lại có màu vàng nhẹ là được.

Cho vào nồi 3 thìa canh rượu hoa tiêu, hoặc rượu nấu ăn cùng với thảo quả, hoa hồi, quế. Bạn tiếp tục đảo đều tay thêm 5 đến 7 phút cho thịt thấm rượu và các loại gia vị. Khi thịt dậy mùi thơm là được, bạn tắt bếp.

>> Những mẫu bình inox giữ nhiệt cho trẻ em, chất lượng cao.

Bước 4: Trộn hỗn hợp sốt lẩu dê khô

Ảnh 6: Tương trụ hầu là nguyên liệu quan trọng dùng để trộn sốt cho món lẩu dê 

Bạn chuẩn bị 1 cái chén cỡ vừa, thêm vào đó các loại nguyên liệu sau:

  • 5 thìa canh tương trụ hầu
  • 2 thìa canh tương đậu
  • 1 thìa canh đường
  • 1 thìa cafe hạt nêm gà
  • 1 thìa canh chao đỏ
  • 1 thìa canh chao trắng

Bạn dùng đũa nhẹ nhàng trộn thật đều các nguyên liệu để tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất là bạn đã xong phần sốt.

>>> Học cách nấu bún cá Châu Đốc đơn giản, siêu ngon.

Bước 5: Nấu lẩu dê khô

Bạn bắc nồi lẩu lên bếp, đợi  nồi nóng thì cho vào khoảng 3 thìa canh dầu ăn. Sau đó cho 3 tép tỏi băm và 1/2 củ gừng băm vào để đảo đều cho thơm vàng. Sau đó cho thịt dê vào, đảo thật đều tay. Sau đó đậy nắp lại và nấu với mức lửa nhỏ nhất trong vòng 3 phút.

Ảnh 7: Ninh lẩu dê

Cho sốt lẩu vào, sau đó cho thêm 8 thìa canh rượu hoa tiêu vào đảo thật đều. Đậy nắp nồi lại và nấu trong vòng 5 phút, cứ mỗi phút bạn lại mở nắp ra và đảo đều 1 lần. Sau khoảng 5 phút nguyên liệu đã thấm đều gia vị thì bạn cho thêm 1 lít nước lọc và đun với lửa nhỏ liu riu om kỹ trong 1 giờ.

Ảnh 8: Lẩu dê cần được ninh kỹ để hương vị thơm ngon hơn

Tiếp đó, bạn cho củ cải, phần củ sen đã cắt khoanh và 3 quả ớt khô vào nồi. Nấu thêm 30 phút với lửa nhỏ để các nguyên liệu nhừ và thấm vị là đã hoàn thành.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức lẩu dê khô

Thịt dê của món ăn này mềm ngon, thấm đều các gia vị do được ninh lâu nên rất đậm đà. Đặc biệt, mùi thơm của quế, hồi và thảo quả đặc trưng, dân giã. Kết hợp với độ giòn của củ cải, củ sen sẽ khiến người ăn cảm nhận được vị giòn sựt lạ miệng. Khi ăn, bạn có thể chấm thịt dê với nước tương chao sẽ cực ngon.

Ảnh 9: Các loại nguyên liệu này cần được ninh mềm, thơm ngon và đậm gia vị

Khi ăn lẩu dê khô, bạn có thể ăn kèm thêm với các loại rau sống, rau trụng. Từ đó, có được một món ngon hấp dẫn nhé.

Ảnh 10: Chú ý sắp xếp các loại rau sống để ăn lẩu dê khô

>>> Mua ngay những mẫu nồi cơm điện chất lượng cao của Elmich.

Lưu ý quan trọng khi nấu lẩu dê khô

 

  • Tương trụ hầu là nguyên liệu quan trọng nhất của món lẩu dê này. Bạn có thể mua nó tại các hàng gia vị Trung Quốc chuyên nghiệp.
  • Khi chọn thịt dê, nên chọn loại còn tươi với màu sắc tự nhiên. Tránh mua thịt dê ôi, thịt dê không ngon. Nếu không khi nấu xong thịt dê sẽ bị hôi.
  • Quá trình sơ chế thịt dê cần thực hiện cẩn thận. Nếu không thịt dê sẽ bị hôi, rất khó ăn.
  • Không được bỏ rượu khỏi gia vị nấu, vì thịt dê tự nhiên có mùi khó chịu và chỉ được khử đi triệt để khi có rượu.

Ảnh 11: Chú ý chuẩn bị đầy đủ gia vị để đảm bảo món ăn này thơm ngon nhé

Lời kết

Như vậy, Elmich đã giới thiệu với bạn công thức, quy trình tiêu chuẩn để nấu lẩu dê khô. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi Elmich thường xuyên để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất, hấp dẫn cho gia đình nhé.

Bài viết liên quan:

Cách chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng, tiện lợi cho mùa hè nóng nực

Bánh phồng tôm là một món ăn vặt được nhiều người yêu thích, nhất là trẻ nhỏ vì độ giòn, thơm đặc biệt của bánh. Tuy nhiên, chiên bánh bằng dầu ăn thông thường vừa khiến bánh bị dính dầu, lại khiến người nội trợ mệt mỏi vì phải đứng trong bếp quá lâu. Chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu chính là phương pháp giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian, sức lực khi chế biến món ăn này. Chuẩn bị nguyên liệu làm Bánh phồng tôm bằng nồi chiên không dầu: - Bánh phồng tôm - Dầu ăn - Nồi...

Cách làm phở bò truyền thống - tinh hoa ẩm thực Việt Nam

Phở bò – Món ăn không chỉ là niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam mà còn là biểu tượng văn hóa được cả thế giới biết đến. Từng sợi phở mềm mịn hòa quyện cùng nước dùng trong veo, ngọt thanh từ xương bò, cộng thêm vị thơm bùi của thịt bò tái chín, tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên. Trong dịp Quốc khánh 2/9 này, còn gì tuyệt vời hơn khi tự tay nấu một nồi phở bò truyền thống để cùng gia đình thưởng thức, cảm nhận sự đậm đà và tinh...

Cách bảo quản thực phẩm trong những chuyến đi dã ngoại cuối tuần

Dã ngoại cuối tuần là thời gian lý tưởng để tận hưởng thiên nhiên và cùng gia đình, bạn bè thưởng thức những món ăn ngon. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm trong suốt chuyến đi là điều cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ cho thức ăn luôn tươi ngon. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bảo quản thực phẩm hiệu quả. 1. Chia thực phẩm vào túi hoặc hộp khô Sơ chế và chế biến trước một số món ăn như thịt nướng, salad, hay trái cây để tiết kiệm thời...

Chè Lod Chong Singapore mát lạnh - Món ngon giải nhiệt ngày hè

Chè Lod Chong Singapore là một món tráng miệng mát lạnh, giải nhiệt rất được ưa chuộng trong những ngày hè oi bức. Món chè này có xuất xứ từ Thái Lan và thường được gọi với cái tên Lod Chong, nhưng lại phổ biến với tên gọi “Lod Chong Singapore” khi được du nhập vào Việt Nam. Lod Chong có nghĩa là những sợi bột xanh lá dứa, được kết hợp cùng nước cốt dừa béo ngậy và đá lạnh, tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột năng: 100g Lá dứa: 4-5 lá Nước cốt dừa:...

Cách làm xôi cốm hạt sen dẻo thơm ngọt bùi đón thu sang

Mỗi khi gió thu khe khẽ luồn qua từng con phố, Hà Nội lại bừng lên trong hương thơm ngào ngạt của cốm và hạt sen. Trong khoảnh khắc ấy, chẳng ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của món xôi cốm hạt sen - một đặc sản đậm chất Hà Nội, một bản giao hưởng của đất trời và con người thủ đô. Nguyên liệu: Cốm Đậu xanh Hạt sen Dừa sợi Nước cốt dừa Lá dứa Đường Muối Cách thực hiện Bước 1: Chọn và sơ chế nguyên liệu: Cốm tươi – những hạt cốm xanh mướt, mềm mại như những giọt sương mai đọng trên lá non,...

Chiên xào dễ dàng, sáng tạo đủ món với bộ nồi dã ngoại 3 chiếc Elmich EL-0264

Tạm gác lại ồn ào nơi thành phố náo nhiệt, một chuyến dã ngoại tận hưởng không gian không gian thiên nhiên trong lành cùng những món ăn ngon bên người thân, bạn bè giúp bạn tái tạo năng lượng, "chữa lành" sau bộn bề cuộc sống. Một bộ nồi, cả nhà thoải mái tận hưởng những món ăn ngon: Món Mỳ Ý sốt bò hầm Sợi mỳ ý dai mềm kết hợp với nước sốt cà chua đậm đà, thêm chút húng quế tươi và phô mai parmesan.  Món hải sản hấp sả thơm ngon Là lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến dã...

Samgyetang – Bí quyết chế biến gà tần sâm giải nhiệt mùa hè

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa bổ dưỡng vừa giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức, thì Samgyetang (Gà Tần Sâm) chính là lựa chọn hoàn hảo. Được mệnh danh là "món ăn của sức khỏe" tại Hàn Quốc, Samgyetang không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.   Samgyetang có nguồn gốc từ Hàn Quốc, thường được thưởng thức vào những ngày hè oi bức. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giải...

Cách làm tôm chiên tỏi giòn rụm thơm ngon ngay tại nhà

Các món ăn chế biến từ tôm hẳn đã rất quen thuộc với gia đình bạn, nhưng món tôm chiên tỏi cay thơm ngon, giòn rụm thì không phải ai cũng biết cách làm. Tôm được tẩm ướp gia vị, chiên lên giòn rụm và thơm phức hương tỏi cay nồng. Đặc biệt, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức với cách làm tôm chiên tỏi để có một món ăn ngon từ tôm cực hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.  Nguyên liệu để làm tôm chiên tỏi  Tôm  Dầu ô liu  Tỏi (khoảng 3 tép tỏi)  Ớt bột  Muối  Rau mùi...

Cách nấu 4 món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé bằng nồi nấu chậm

Nồi nấu chậm là một trợ thủ đắc lực trong nhà bếp, đặc biệt là khi chế biến các món ăn cho bé. Với nồi nấu chậm, bạn có thể rảnh tay hơn khi nấu nướng mà đảm bảo được nguồn dưỡng chất, giữ nguyên hương vị thơm ngon và các vitamin quan trọng trong thực phẩm. Bây giờ, hãy cùng Elmich tìm hiểu 4 công thức nấu cháo bằng nồi nấu chậm nhé! Cháo Sườn Rau Củ Nguyên liệu: 200g sườn non 1/2 chén gạo 1 củ cà rốt 1 củ khoai tây 1 quả cà chua 1 củ hành tím Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, hành...
Bản quyền thuộc về ELMICH.
Lên đầu trang