Hoành thánh hay còn được gọi là vằn thắn, mà một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Món ăn đã trở thành một nét đẹp ẩm thực tại mảnh đất Sài thành. Nhắc tới món ăn này, người Việt thường nghĩ tới món hủ tiếu, nước đậm đà, thơm ngọt cùng nhân thịt bên trong bánh. Nếu bạn chưa biết cách chế biến món ăn này thì hãy vào bếp cùng Elmich để thực hành 2 cách làm vằn thắn đơn giản tại nhà.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM HOÀNH THÁNH THỊT VIÊN
Đối với hoành thánh thịt viên, bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản sau đây, chẳng hạn như: thịt heo băm nhuyễn, nấm đông cô, hành tây thái sẵn, tỏi, hành tím, hành lá và lá gói bánh. Bên cạnh đó, không thể thiếu các gia vị thông dụng như hạt nêm, nước mắm, dầu hào, bột ngọt,...
Lá gói loại bánh này bạn có thể chuẩn bị bằng cách mua ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, để lá làm bánh thơm ngon, chuẩn bị thì bạn có thể mua ở xưởng sản xuất, địa điểm cung cấp lá vằn thắn chính gốc.
SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU
Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất khâu chuẩn bị nguyên liệu, bước đầu tiên mà bạn cần phải làm đó là sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Đối với nấm đông cô, bạn cần phải ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút để nấm mềm rồi vớt ra để ráo và dùng dao cắt nhỏ.
Để rút gọn thời gian ngâm, bạn có thể ngâm trong nước ấm, vì nhiệt độ của nước sẽ giúp cho nấm nhanh mềm hơn. Hành tây, hành tím thì bạn lột vỏ sau đó băm thật nhuyễn, cà rốt thì rửa sạch qua nước rồi cắt thành hạt lựu. Tương tự với cà rốt, hành lá thái nhỏ, rửa sạch và để riêng phần gốc, phần lá.
>>> Cách nấu chè trôi nước siêu chuẩn vị.
ƯỚP NHÂN THỊT
Tiếp đến, bạn cần phải chế biến phần nhân thịt gói trong lá bánh. Thông thường, để nhân thịt thêm đậm đà, bạn cần phải ướp với các gia vị nấu ăn hằng ngày như mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường, dầu hào,...
Công thức ướp thịt cụ thể như sau, cho thịt xay nhuyễn ra tô và ướp với 0,5 muỗng hạt nêm, 1 muỗng tiêu. Tiếp theo, cho thêm hành tím đã băm sẵn, hành tây băm, cà rốt, nước mắm, dầu hào, đường, bột ngọt. Cuối cùng, trộn đều thịt với các gia vị đã cho vào, sau đó cho nấm đông cô vào và để thịt ướp trong thời gian 10 phút.
GÓI VẰN THẮN
Thịt sau khi được ướp đủ thời gian, bạn cho thịt vào trong lá bánh một lượng vừa đủ. Tiếp đến, dùng tay túm bốn góc lá và xoăn nhẹ lại để hoành thánh không bị hở. Thực hiện liên tục thao tác trên cho đến khi hết thịt và lá bánh.
NẤU VẰN THẮN
Để nấu vằn thắn, bạn cần phải chuẩn bị một nồi nước hầm xương, sau đó đun sôi nồi nước. Khi nước đã sôi, cho thêm 5 gốc hành lá vào để nước vằn thắn thêm vị ngọt. Tiếp đến, cho lần lượt những viên vằn thắn đã chế biến vào trong nồi nước và chờ trong 5 phút.
Dấu hiệu nhận biết vằn thắn đã chín là hành thánh nổi lên trên bề mặt của nước. Khi chín, bạn cần phải nếm lại nước xem đã phù hợp chưa, nếu mọi thứ đã ổn thì tắt bếp trình bày món ăn ra tô.
Vằn thắn sau khi nấu chín sẽ có vị ngọt của thịt, phần lá bánh dai ngon, có mùi hương của nấm mèo. Khi dùng cùng với nước hầm xương, kèm hành nổi phía trên sẽ là một món ăn điểm tâm sáng tiện dụng, được rất nhiều thực khách yêu thích.
>>> Hướng dẫn cách nấu bún mắm đơn giản.
MẸO LÀM HOÀNH THÁNH THỊT VIÊN CHIÊN GIÒN
Tương tự với vằn thắn dùng chung nước hầm xương, nguyên liệu cần chuẩn bị cho món vằn thắn chiên giòn cũng y chang. Bạn cần phải mua và chuẩn bị các nguyên liệu như thịt heo xay, nấm mộc nhĩ, hành tím và các gia vị nấu ăn thường ngày như muối, tiêu, dầu mè.
ƯỚP THỊT VẰN THẮN CHIÊN GIÒN
Trước khi ướp thịt, các bạn cần phải sơ chế nguyên liệu được mua từ chợ, cửa hàng về. Các bước sơ chế nguyên liệu sẽ tương tự với những bước được hướng dẫn ở phía trên.
Đối với bước ướp thịt cho vằn thắn chiên giòn, công thức ướp sẽ có một chút sự thay đổi. Cụ thể, bạn sẽ cho vào tô thịt heo xay, mộc nhĩ, muối, tiêu, dầu mè, hành tím được thái nhỏ vào trộn đều lên. Để thịt ngấm gia vị, sau khi trộn với gia vị bạn cần phải để thịt ướp từ 10 đến 15 phút.
>>> Xem thêm: Những mẫu chảo rán vân đá tuyệt đẹp.
GÓI HOÀNH THÁNH
Bạn tiến hành gói vằn thắn bằng cách cho thịt vào giữa lá gói, dùng bốn góc của lá để gói chặt lại. Hạn chế để viên vằn thắn bị rách hay có khe hở, vì khi chiên dầu sẽ len lỏi vào trong phần nhân, điều này khiến cho món ăn trở nên ngấy và khó ăn hơn.
CHIÊN HOÀNH THÁNH
Khi chiên vằn thắn, bạn cần cho một lượng dầu vừa phải, vì nếu cho quá ít hoành thánh sẽ dễ bị cháy còn cho quá nhiều sẽ tốn dầu. Khi dầu đã già, thực hiện cho từ từ vằn thắn vào trong chảo dầu. Vằn thắn chín sẽ có màu vàng đều, lúc này bạn có thể vớt ra và để cho ráo dầu.
Món hoành thánh chiên giòn có thể sử dụng trực tiếp, ăn kèm với nước tương, tương ớt hay mayonaise. Miếng bánh giòn giòn, nhân thịt thơm mùi nấm mộc nhĩ sẽ khiến món ăn trở nên hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng món ăn này chung với mì gói, hủ tiếu, đảm bảo sự kết hợp này sẽ không làm bạn thất vọng.
CÁCH ĐỂ BẢO QUẢN HOÀNH THÁNH ĐÃ GÓI
Nhiều bà mẹ, bà nội trợ luôn có xu hướng gói hoành thánh nhiều để sử dụng cho những lần sau. Vậy nên, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản vằn thắn đã gói sẵn.
Cách bảo quản món ăn này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chia nhỏ và bỏ các phần vằn thắn đó vào trong hộp đựng thức ăn. Sau đó, cho vào ngăn đông của tủ lạnh là bạn có thể bảo quản khoảng 1 tháng.
>>> Nồi hấp xửng hấp phù hợp với việc chế biến hoành thánh.
CÁC CÁCH CHẾ BIẾN VẰN THẮN KHÁC
Ngoài những cách chế biến vằn thắn phía trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài cách làm vằn thắn khác, cụ thể như:
VẰN THẮN ĐẬU XANH
Vằn thắn đậu xanh có lớp nhân đậu xanh bùi bùi, béo ngọt từ đậu xanh trong gói vằn thắn. Khi ăn cùng với sữa đặc, lớp vỏ bên ngoài giòn rụm tạo hương vị cực hấp dẫn cho người thưởng thức.
VẰN THẮN ĂN CÙNG SA TẾ
Vằn thắn khi ăn cùng với sa tế không ăn với nước dùng cũng mang lại một hương vị mới lạ, vô cùng cuốn hút. Vằn thắn có vị cay nhẹ, vị mặn mặn và thấm đậm gia vị mang lại cảm giác tê tê đầu lưỡi cho người ăn.
KẾT LUẬN
Hoành thánh là một món ăn thông dụng, bạn có thể sử dụng kèm với nhiều món ăn khác nhau như hủ tiếu, mì gói,... Hy vọng rằng, qua bài viết mà Elmich gửi đến các bạn, bạn sẽ biết cách chế biến cũng như cách để bảo quản vằn thắn.