Chè trôi nước không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, chè trôi nước tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy. Món chè này thường được dùng trong các dịp lễ, Tết để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Hình 1: cách nấu chè trôi nước chuẩn vị
Cách nấu chè trôi nước truyền thống chuẩn vị
Chè trôi nước được làm từ bột nếp trắng, nhồi kỹ cho dẻo, nhân bánh được làm từ đậu xanh xay nhuyễn, trộn với đường và dầu ăn. Sau đó, viên nhân được bọc vào vỏ bánh và luộc chín. Chè thường được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy, đậu phộng rang thơm, và hành phi.
Có thể thấy món chè trôi nước được rất nhiều người ưa thích. Đây là món ăn ngọt với vỏ ngoài có màu trắng hình tròn bên trong có nhân đậu xanh. Thường vị của bánh sẽ thiên về ngọt bởi còn có nước đường gừng ăn cùng, bên trên phủ mè rang tăng thêm vị bùi béo và hương thơm.
Nguyên liệu làm chè trôi nước bao gồm:
- Đậu xanh (đã tách vỏ): 300g
- Bột nếp (có thể mua loại đóng túi sẵn): 550g
- Gừng tươi: 1 củ
- Đường thốt nốt: 400g
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn: một lượng vừa đủ
- Mè rang: 50g
Hình 2: Chuẩn bị nguyên liệu để nấu chè trôi nước
Công thức đơn giản nấu chè trôi nước truyền thống
Bước 1: Chế biến nhân
Đậu xanh mua về rửa sạch, bỏ những hạt nổi (đây là hạt lép hỏng). Sau đó, ngâm đậu vào nước ấm (2 tiếng) đậu sẽ nở đều, khi nấu nhanh nhừ hơn.
Hình 3: Ngâm đỗ xanh đã lột vỏ 2 tiếng
Sau khi ngâm đủ thời gian, vớt ra và để thật ráo nước rồi mới cho vào nồi hấp chín. Nếu không muốn hấp bạn có thể nấu bằng nồi cơm điện, chỉ cần cho nước áng trừng như như nấu cơm. Dùng đũa đảo đều khi đã sôi đến khi chín thì lấy ra.
Hình 4: Hấp chín đậu xanh đã ngâm đủ thời gian
Đậu chín và tương đối nguội thì bảo vào máy xay, bỏ thêm 100ml nước rồi xay nhuyễn. Trong hỗn hợp bỏ thêm 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Khi xay nhuyễn đổ ra tô, nếu bạn muốn tăng mùi vị có thể thay thế nước lọc bằng nước cốt dừa khi xay.
Hình 5: Xay nhuyễn đậu xanh khi đã hấp chín
Hành tím để dậy mùi nên đập dập và băm nhỏ rồi mới bắc nồi lên bếp bỏ dầu vào phi cùng
Khi hành đã phi thơm bạn đổ đậu xanh ban nãy đã xay nhuyễn vào để sên cùng. Cứ đảo tới khi sền sệt và đặc quánh lại thì mới tắt bếp. Quá trình sên phải để lửa nhỏ và đảo đều tay liên tục tránh làm nhân bị cháy khét. Sau khi nhân chín để nguội sau đó mới vo viên tạo hình.
Hình 6: Vo viên đậu xanh khi đã sên chín
Bước 2: Làm vỏ bánh trôi nước
Dùng 500g bột nếp bỏ vào tô, lấy lây lọc qua bột khô để không bị vón cục khi bóp bỏ thêm 1 ít muối. Sau đó đổ nước ấm từ từ bột kết hợp dùng tay nhào bột liên tục. Khi thấy bột đã dẻo dùng nắp hoặc khăn đậy kín để ủ 3 phút lúc này bột sẽ nở và có độ dẻo để nặn bánh dễ hơn.
Ủ xong tiếp tục nhào bột, nếu cảm thấy bột không ráo tay dùng thêm 50g bột còn lại để nhào cùng. Cứ nhào tới khi bột dẻo thì cắt thành từng phần nhỏ và vo tròn như quả bóng bàn là được.
Hình 7: Làm vỏ bánh trôi nước
Bước 3: Tạo hình bánh trôi
Nếu bạn có dụng cụ làm bánh có thể dùng để cán viên bột dẹt vừa phải sau đó bỏ nhân đậu vào giữa sau đó ve kín lại. Không để nhân hở bởi quá trình luộc sẽ bị tràn ra ngoài. Bạn cứ nặn tới khi hết nguyên liệu là được.
Khi hết nhân mà vẫn thừa bột, có thể vo viên nhỏ để luộc cùng và thả vào khi ăn cùng.
Hình 8: Cho nhân đậu xanh vào vỏ bánh đã cán dẹp
Bước 4: Luộc bánh
Luộc bánh là công đoạn không thể thiếu khi nấu chè trôi nước. Luộc phải đúng thì bánh mới chín đều và ngon. Bạn hãy bắc nồi nước ( khoảng 2,5l) lên bếp để đun sôi.
Quá trình nặn có thể đồng thời thả luôn vào nồi nước đang sôi, thả nhẹ bánh sẽ chìm khi chín sẽ nổi lên mặt nước. Lúc này cần chuẩn bị trước bát nước đá lạnh để vớt bánh chín thả vào, như vậy sẽ không bị dính vào nhau. Để tránh bánh dính vào đáy xoong và bị cháy, khi luộc nên dùng đúa thi thoảng đảo nhẹ.
Quá trình thả bánh vào nước đá lạnh còn là bí quyết giúp bánh dẻo quánh bởi lúc này gặp lạnh sẽ co lại.
Bước 5: Bắt đầu nấu nước đường thốt nốt
Lấy 1 củ gừng cạo sạch vỏ và rửa thật sạch sau đó nạo thành từng sợi.
Đun 500ml nước rồi cho thêm đường thốt nốt vào nấu cùng tới khi sôi mới bỏ thêm gừng vào. Khi nước sôi hãy đảo liên tục để đường tan hết mới tắt bếp.
Khi hoàn thành xong bước nấu nước đường cùng là bước cuối trong cách nấu chè trôi nước chuẩn. Lúc này bạn chỉ cần xếp bạn vào bát sau đó chan nước đường ấm nóng rắc thêm chút mè rang ăn cùng. Món ăn này phù hợp với thời tiết mùa đông và hè. Mùa hè có thể bỏ thêm đá để thưởng thức rất giải nhiệt. Mùa đông ăn cùng nước đường gừng nóng rất ấm bụng.
Hình 9: Thành phẩm chè trôi nước khi đã hoàn hiện
Ngoài cách làm chè trôi nước truyền thống bạn có thể sáng tạo hơn với món chè trôi nước ngũ sắc. Cách làm cũng tương tự với cách truyền thống chỉ khác bạn dùng các loại thực phẩm để tạo màu cho bột. Ví dụ như: hoa đậu biếc, củ dền, lá dứa, … vừa giúp có màu sắp bắt mắt lại tăng thêm mùi vị cho món ăn.
Kết luận
Có thể thấy ẩm thực Việt Nam rất đa dạng phong phú, món chè trôi nước được xem là đặc sản nhiều vùng. Với cách nấu chè trôi nước như trên bạn có thể dễ dàng chế biến và thưởng thức món ăn này ngay tại nhà mà không sợ chè bị cứng, chúc bạn thành công nhé!