Khi tới vùng đất Hải Phòng, bánh đa cua chính là đặc sản không thể bỏ qua. Món ăn này thơm ngọt, với màu sắc hấp dẫn của gạch cua, hương vị ngọt thanh, không gắt của thịt cua, chả lá lốt. Trong bài viết này, hãy cùng Elmich tìm hiểu cách đơn giản nhất để nấu món đặc sản này nhé.
CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU CHO MÓN BÁNH ĐA CUA
Ảnh 1: Cua đồng ngon chính là chìa khóa quan trọng của món ăn này
-
Cua đồng loại ngon: 500 gram.
-
Sườn non: 500 gram.
-
Chả cá chiên: 300 gram.
-
Hành tím: 20 gram.
-
1 củ hành tím nhỏ, để riêng để nướng.
-
1 nắm lá lốt.
-
15 gram mắm tôm.
-
2 quả cà chua.
-
20 gram gạch cua.
-
200 gram thịt nạc vai băm nhuyễn.
-
300 gram mỡ gáy.
-
5 gam hành tím cắt lát.
-
50 gram nấm mèo băm nhuyễn.
-
5 gram tôm khô.
-
15 gram nước cốt me.
-
Bánh đa cua loại ngon.
-
Gia vị: Đường, mắm, muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, dầu ăn, bột ngọt, bột canh.
-
Rau ăn kèm: Tía tô, xà lách, cần nước, rau muống, ngò rí, rau nhút.
CHI TIẾT CÁC BƯỚC NẤU BÁNH ĐA CUA HẢI PHÒNG
BƯỚC 1: SƠ CHẾ RAU
2: Hãy sơ chế các loại rau thật cẩn thận
Các loại rau bạn nhặt sạch lá bẩn, lá già. Sau đó đem rửa thật sạch với nước. Để đảm bảo, hãy ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại thật sạch, để cho ráo nước. Riêng rau cần, rau muống và rau nhút đã làm sạch, bạn trần trong nước sôi khoảng 30 giây.
>>> Công thức nấu bún thang của người Hà Nội xưa.
BƯỚC 2: SƠ CHẾ CUA ĐỒNG
Ảnh 3: Trước khi tách thịt cua, cần rửa sạch nhiều lần với nước
Cho cua vào trong nồi, đậy kín lại và xóc đều với lực nhẹ. Sau đó lấy cua ra ngoài, rửa lại thật sạch với nước nhiều lần. Khi thấy cua đã sạch bạn làm theo những bước sau:
-
Tách bỏ phần yếm cua, mai cua.
-
Lấy phần thân, riêng gạch cua gạt vào 1 bát riêng.
-
Cho phần thân cua vào máy xay thật nhuyễn với 1 tô nước. Nếu có thể, bạn hãy giã cua với cối. Cách này giúp cua ngon hơn do không sinh nhiệt như khi xay bằng cối xay sinh tố.
-
Cho thịt cua đã xay hoặc giã ra bát. Pha thêm nước, khuấy đều rồi lọc bằng rây hoặc túi vải để tách bã, lược lấy phần nước. Bạn có thể lặp lại bước lọc này 1 lần để loại bỏ hoàn toàn bã cua và có thêm nước luộc.
>>> Giới thiệu những mẫu chảo sâu lòng chất lượng, bán chạy nhất gần đây.
BƯỚC 3: NẤU NƯỚC DÙNG CUA CHO MÓN BÁNH ĐA CUA HẢI PHÒNG
Bạn đổ nước cua vừa lọc vào trong nồi inox, bắc lên bếp. Cho thêm 5 gram hạt nêm vào nồi để làm nước dùng đậm và ngọt hơn.
Ảnh 4: Khi đun cần chú ý không để nồi sôi trào nước, nếu không riêu cua sẽ trào hết ra ngoài
Bật lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ. Khi nước sôi, riêu cua kết tủa và nổi lên bề mặt nồi thì vớt hết ra để vào một bát riêng.
>>> Công thức nấu phở gà đơn giản nhất cho bạn.
BƯỚC 3: NẤU NƯỚC DÙNG XƯƠNG
Rửa sạch sườn heo đã chuẩn bị, sau đó cho vào trần qua với nước sôi trong 3 phút. Cách này giúp loại bỏ hoàn toàn mùi hôi của sườn, các chất bẩn còn lại trên bề mặt thịt. Sau khi trần, vớt sườn heo ra rửa lại thật sạch với nước lạnh.
Ảnh 5: Vớt bọt liên tục sẽ giúp nước dùng trong, thanh và mất hẳn mùi hôi
Cho sườn vào nồi, thêm 1 củ hành tím nướng sau đó đổ 3 lít nước sạch vào nồi. Bắc nồi lên bếp và tiến hành ninh. Trong quá trình ninh, liên tục vớt bọt để nước dùng được trong và ngon hơn.
Ninh đến khi sườn chín mềm thì vớt sườn ra khỏi nồi.
>>> Những bộ nồi chất lượng cho căn bếp ấm cúng của gia đình bạn.
BƯỚC 4: LÀM TÓP MỠ ĂN BÁNH ĐA CUA
Rửa sạch phần mỡ gáy với nước muối pha loãng. Để ráo hoặc dùng khăn sạch thấm nước trên bề mặt thịt. Sau đó cắt thành miếng nhỏ như đầu ngón tay.
Ảnh 6: Đừng cắt mỡ quá nhỏ nhé, khi chiên xong nó sẽ tóp lại rất nhiều đấy
Chần thịt mỡ đã cắt với nước sôi 2 phút. Sau đó cho vào chảo, bắc lên bếp để thắng với lửa vừa cho đến khi tóp mỡ vàng, giòn là được.
BƯỚC 5: LÀM CHẢ LÁ LỐT ĂN VỚI BÁNH ĐA CUA
Cho thịt nạc đã xay nhuyễn vào trong 1 bát lớn, thêm 20 gram hành tím băm đã chuẩn bị, 5 gram đường, 5 gram tiêu xay, 5 gram nước mắm, 5 gram hạt nêm, 5 gram nấm mèo cắt sợi, trộn thật đều.
>> Tham khảo các loại máy xay Elmich chính hãng
Ảnh 7: Chả lá lốt là topping không thể thiếu trong bát bánh đa cua
Lá lốt rửa sạch với nước, để ráo. Nếu vội bạn cũng có thể dùng khăn sạch và mềm lau khô bề mặt lá.
Trải lá lốt lên thớt, hoặc đĩa phẳng. Cho thịt vào giữa rồi cuốn lại, dùng cuống lá làm ghim cài để cố định cuốn thịt.
Bắc chảo lên bếp và cho 2 thìa canh dầu ăn. Chiên lá lốt với lửa vừa cho đến khi chín vàng 2 mặt là được.
BƯỚC 6: NẤU NƯỚC DÙNG CHO BÁNH ĐA CUA
Bắc một chiếc chảo khác lên bếp, sau đó cho 1 thìa dầu ăn vào đun nóng. Dầu vừa sôi thì đổ 5 gam hành tím băm nhỏ vào phi thơm.
Ảnh 8: Xào sơ cà chua rồi đổ gạch cua vào xào để nước dùng lên màu đẹp
Cho cà chua bổ múi cau vào xào qua, rồi đổ gạch cua, hạt nêm vào vào đảo đều.
Cho nước dùng cua, nước ninh xương heo vào trong 1 nồi lớn. Bắc lên bếp và tiếp tục đun. Sau đó nêm các loại gia vị với liều lượng như sau:
-
20 gam đường trắng.
-
25 gam bột canh.
-
15 gam mì chính.
-
5 gam tôm khô.
-
15 gam mắm tôm.
-
15 gam nước cốt me.
-
Cho lượng cà chua vừa xào qua ở trên.
Ảnh 9: Gia vị có thể gia giảm sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình
Đun hỗn hợp nước dùng đến khi sôi lại là được. Tùy nhu cầu, khẩu vị của mình mà bạn có thể nêm nếm, thay đổi các loại gia vị đã sử dụng ở trên.
BƯỚC 7: TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC MÓN BÁNH ĐA CUA
Bạn cho bánh đa cua ra ngâm trong âu nước lạnh khoảng 5 phút. Rửa sạch, để thật ráo nước.
Ảnh 10: Một bát bánh đa cua thơm ngon, đẹp mắt nên được ăn khi còn nóng hổi
Khi ăn, trần bánh đa qua nước đang sôi trong 30 giây rồi cho ngay vào bát. Xếp sườn, riêu cua, chả lá lốt, chả cá và tóp mỡ lên mặt bánh đa sao cho đẹp mắt.
Sau đó, bạn chỉ cần chan ngập nước dùng là có thể ăn ngay với các loại rau sống. Nhiều người thích vị chua có thể thêm quất hoặc chanh đều rất ngon.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN
Ảnh 11: Nếu thích bạn có thể thêm tôm hấp chín vào ăn kèm, nhưng nhiều người cho rằng nó làm vị cua bị át đi nhiều
Với món bánh đa cua, ăn ngon nhất khi còn nóng. Lúc này bánh đa nóng hổi, nước dùng thơm, đặc trưng và không hề tanh. Nếu muốn, bạn có thể ăn kèm với quẩy rán để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn này đấy.