Bún thang là một trong những món ăn đặc trưng trong ẩm thực Hà Nội. Thưởng thức bún thang cùng bún tươi, thịt gà xé, trứng cắt sợi, giò lụa, chả quế, tôm nõn và các loại rau thơm tạo nên sự hài hòa về hương vị và sắc màu. Cùng Elmich tìm hiểu cách nấu món ăn độc đáo này trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên liệu
Ảnh 1: Bún thang được nấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau
-
1 con gà ta, nặng khoảng 1,5 kg là vừa.
-
400 gam củ cải trắng.
-
125 gam nấm đông cô tươi. Nếu dùng nấm đông cô khi thì 30 gam là đủ.
-
50 gam tôm khô.
-
50 gam mực khô.
-
50 gam gừng.
-
50 gam hành tím.
-
4 quả trứng.
-
100 gam chả lụa loại ngon.
-
Hành củ, tỏi băm nhuyễn.
-
Chanh, rau răm, ớt tươi, hành lá.
-
Xà lách, tía tô, giá đỗ… Bạn có thể thêm các loại rau khác theo sở thích.
-
Đường, muối, hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm, bột bắp, dầu ăn.
>>> Mách bạn công thức nấu phở gà ngon đến không ngờ.
Cách chọn thịt gà ngon
Ảnh 2: Thịt gà ta là bí quyết khiến món ăn này đạt được vị ngọt lịm, hấp dẫn
Bạn nên lựa chọn những con gà ta vừa phải để thịt được ngon, dai, thơm và ngọt hơn. Nếu mua gà làm sẵn, hãy chú ý chọn những con mà lần da vẫn dính vào thịt bởi một lớp mỡ thật mỏng. Thịt vẫn cần có độ đàn hồi cao, không có dịch chảy ra từ thịt bất thường thì gà mới ngon.
>>> Hướng dẫn nấu bún mắm đúng chuẩn miền Tây.
Cách chọn nấm đông cô
Ảnh 3: Nấm đông cô giúp nước dùng thơm và ngọt hơn
Khi lựa chọn nấm khô, bạn tìm những chân nấm không có mốc trắng trên bề mặt. Cũng không được có đốm đen trên bề mặt nấm.
Cách nấu bún thang chuẩn vị
BƯỚC 1: Sơ chế nguyên liệu
Ảnh 4: Gừng, hành nướng giúp bạn khử mùi cho nước dùng
-
Hành tím và gừng củ bạn đem nướng cho cháy xém, sau đó củ gừng thì cắt thành từng miếng. Việc này giúp khử mùi, đồng thời tăng thêm hương vị cho nước dùng.
-
Gà sau khi mua về, rửa với chanh hoặc giấm để gà trắng và thơm ngọt hơn. Sau đó, bạn bắc nồi nước đến khi sôi tăm thì cho 1 nhúm muối và thả gà vào luộc cùng với hành tím nướng, gừng đã chuẩn bị.
-
Củ cải trắng đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ sau đó cắt thành từng miếng, hoặc để nguyên củ tùy bạn. Cho tất cả vào nồi luộc gà, thêm vào một chút đường, một chút muối, hạt nêm để nồi nước dùng đậm đà hơn.
-
Mực khô rửa sạch với nước lạnh, sau đó cắt thành từng miếng. Tôm khô rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo chiên với 1 chút dầu cho vàng thơm. Khi 2 nguyên liệu đã vàng đều hấp dẫn thì bạn cho vào nồi nước đang luộc gà để làm nước ngọt thơm hơn.
-
Tôm rửa sạch với muối hoặc 1 chén nhỏ bia để khử mùi tanh, các chất bẩn và làm cho mực giòn, dai hơn. Đừng quên bóc vỏ, làm sạch toàn bộ chỉ trên lưng tôm.
-
Nấm đông cô bạn để nguyên, với những nấm to hơn thì có thể cắt đôi ra. Nếu dùng nấm khô thì bạn ngâm với nước trước, đến khi nấm nở ra thì tiếp tục chế biến như nấm tươi.
-
Các loại rau thì rửa sạch, cắt nhuyễn. Riêng đối với hành lá thì cắt bỏ chân, cắt thành từng khúc.
>>> Danh sách 10+ bộ nồi bán chạy của Elmich mà bạn nên cân nhắc chọn.
BƯỚC 2: Chuẩn bị đồ ăn kèm
Ruốc tôm
Sau khi tôm ráo nước, bạn dùng dao đè cho tôm vỡ ra. Làm lần lượt với từng con tôm để dùng làm chà bông tôm.
Ảnh 5: Tôm chà bông cần có màu đỏ hồng đẹp mắt, vị ngọt tự nhiên, không tanh
Sau khi tôm đã bị ép nhuyễn, bạn bắc chảo nóng cùng với 1 thìa dầu, phi thơm hành tỏi băm rồi cho thịt tôm vào xào, đảo với lửa vừa thật đều tay. Đảm bảo thịt tôm rời, nhuyễn trên chảo.
Nêm thêm một chút đường, hạt nêm vào chảo. Đảo thật đều tay đến khi thịt tôm đã khô, tơi hoàn toàn thì tắt bếp. Cho ruốc tôm đã chuẩn bị ra một bát riêng.
>>> Mua nồi cơm điện Elmich giá tốt.
Xào nấm
Vẫn dùng chảo ban nãy, bạn thêm 1 thìa dầu ăn mới vào để phi thơm hành và tỏi băm. Khi tỏi vàng, cho nấm đã chuẩn bị vào xào chín tới. Thêm vào một chút hạt nêm để nấm đậm đà và mềm nhanh hơn. Khi nấm chín hoàn toàn thì cho ra chén riêng.
Ảnh 6: Nấm xào chín mềm để ăn bún
Chuẩn bị 1 chiếc tô to, hòa tan nửa thìa bột bắp với 2 thìa nước. Sau đó đập trứng vào hỗn hợp, nêm thêm mắm và hạt nêm và đánh thật đều.
Rán trứng
Chọn chảo không dính, to vừa phải để rán. Bạn làm nóng chảo, sau đó tráng đều mặt chảo với 1 chút dầu. TRáng 1 lớp trứng thật mỏng lên chảo để chiên.
Ảnh 7: Trứng cần cắt thành từng sợi mỏng, dài
Khi lớp trứng chín thì để ra đĩa riêng, làm tương tự để có một lớp trứng mới. Thực hiện cho đến khi hết hoàn toàn chỗ trứng. Trứng này sẽ dùng để thái thành những sợi nhỏ, ăn chung với bún.
Chả lụa
Ảnh 8: Nếu có chả lụa ăn kèm, bạn cũng cắt thành những sợi dài mỏng
Nếu bạn có chuẩn bị chả lụa ăn kèm với bún, hãy cắt sợi chả lụa. Thực hiện tương tự như với trứng rán để tạo thành những sợi nhỏ để lên mặt bát bún.
BƯỚC 3: Trình bày
Thịt gà sau khi ninh được khoảng 1 - 1,5 tiếng tiếng tùy vào cân nặng, bạn vớt gà ra. Ngâm ngay gà vào nước lạnh, khi gà nguội thì xé thịt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn để ăn kèm với bún.
Ảnh 9: Thịt gà cho món bún thang không được xé quá nhỏ
Nêm nếm lại nước dùng cho vừa ăn với nước mắm, đừng quên thêm vào đó một chút ít tiêu, hạt nêm, muối. Nếu không ăn được hạt tiêu thì bỏ qua.
Rắc các loại rau gia vị đã rửa sạch, cắt nhuyễn vào nước dùng để làm tăng hương vị. Như vậy là món bún thang của bạn đã hoàn thiện.
BƯỚC 4: Thành phẩm
Ảnh 10: Các nguyên liệu được xếp trên bề mặt bát bún sao cho đẹp mắt
Bạn trụng bún qua nước sôi, xếp vào từng tô với lượng vừa ăn. Sau đó xếp các loại topping lên trên sao cho đẹp mắt. Chan nước dùng ngập mặt bún và bắt đầu thưởng thức.
Nếu không có sẵn nước sôi bạn có thể đun nước nhanh bằng ấm đun siêu tốc của nhà Elmich nhé!
Bún nấu xong còn nóng hổi, dậy mùi thơm của các loại nguyên liệu, thịt gà thì nên ăn ngay. Đây là một trong những món ăn cực bổ dưỡng, thơm ngon mà bạn nên ăn vào buổi sáng đấy.
Ảnh 11: Tùy sở thích, bạn cũng có thể bớt, thêm các loại topping cho món bún độc đáo này
Tuần này, Bạn hãy thử làm món bún thang cho gia đình mình ăn nhé! Đừng quên theo dõi Elmich để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất tại chuyên mục Vào bếp nhé!