Vào những ngày lễ, Tết, một đĩa xôi cho mâm cơm cúng là không thể thiếu. Nếu đã thấy nhàm chán với những món xôi truyền thống, bạn có thể thử nấu xôi ngũ sắc đẹp mắt, ấn tượng. Trong bài viết này, Elmich sẽ giúp bạn có 2 công thức nấu món xôi này đơn giản nhất. Cùng xem nhé.
Cách nấu xôi ngũ sắc truyền thống
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Ảnh 1: Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để nấu xôi ngũ sắc
- 1 kg gạo nếp
- 200 ml nước cốt dừa
- Nước cốt lá dứa
- Nước cốt dành dành: 2 thìa canh
- 2 thìa canh cơm gấc
- 2 thìa canh nước cốt lá cẩm
- 1 thìa canh rượu trắng
- 1 ít muối mè để ăn kèm xôi
- 3 thìa canh đường
- ½ thìa cafe muối
>>> Hướng dẫn cách nấu xôi cốm chi tiết.
Bước 2: Tiến hành ngâm gạo để nấu xôi ngũ sắc
Ảnh 2: Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, bạn để trong rổ cho ráo nước
Vo sạch gạo nếp trong nước lạnh 2 đến 3 lần. Rồi ngâm gạo đã vo trong nước 6 tiếng hoặc qua đêm cho gạo nở để khi nấu xôi mềm dẻo hơn. Trước khi nấu thì vớt gạo ra, để trong rổ cho ráo nước.
Bước 3: Ngâm tạo màu cho gạo nếp
Để nếp lên màu đẹp, bạn ngâm gạo nếp với các nguyên liệu sau:
- Trộn cơm gấc với rượu trắng. Chia gạo nếp đã ngâm thành 5 phần bằng nhau.
- 1 phần gạo nếp để riêng, ngâm với nước lạnh. 4 phần còn lại ngâm với nước cốt dành dành, nước lá dứa, nước cơm gấc với cốt lá cẩm để tạo màu.
Ảnh 3: Ngâm 4 phần gạo với các loại nước tạo màu
Ngâm nguyên liệu trong ít nhất 2 giờ để nước màu tự nhiên ngấm vào gạo. Khi nấu xong xôi mới có màu đẹp và tự nhiên.
>>> Cách làm bò nhúng giấm như thế nào?
Bước 4: Hấp xôi ngũ sắc
- Bạn cho vào tô 200 ml nước cốt dừa, 3 thìa đường, ½ thìa muối và trộn đều.
- Cho gạo nếp đã ngâm vào xửng hấp, chia thành 5 phần bằng giấy nến như ảnh.
- Bắc xửng hấp lên bếp và hấp với lửa vừa. Đậy vung và hấp trong 40 phút. Cứ mỗi 10 phút, bạn mở vung và lấy khăn mềm thấm sạch nước trên vung nồi là được.
- Khi xôi chín, mở vung, chan hỗn hợp nước cốt dừa đã chuẩn bị lên từng phần xôi, hấp thêm khoảng 5 phút là được.
Ảnh 4: Cách chia ngăn hấp xôi ngũ sắc
Bước 5: Trình bày thành phẩm
Sau khi đã hoàn thành, bạn có thể thấy xôi ngũ sắc lên màu bắt mắt. Từng hạt xôi mềm dẻo, có màu riêng biệt, thấm vị và có hương vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Ảnh 5: Xôi ngũ sắc thành phẩm
Bạn có thể ăn xôi ngũ sắc không cần gia vị. Hoặc ăn với muối đậu, muối mè, mè rang, dừa sợi đều rất ngon.
>>> Giới thiệu bộ sưu tập yêu thương kết nối.
Cách nấu xôi mít ngũ sắc thơm ngon
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 kg gạo nếp
- 300 gam mít chín
- 100 gam lá cẩm
- 100 gam lá dứa
- 200 gam nghệ tươi
- 100 gam hoa đậu biếc
- 500 ml nước dừa
Ảnh 6: Chuẩn bị nguyên liệu để nấu xôi mít ngũ sắc
Bước 2: Sơ chế mít
Sau khi mua mít về, bạn tách múi theo chiều dọc để lấy hạt ra. Tránh làm rách múi mít nếu không sẽ rất khó để bạn nhồi xôi vào trong mà vẫn giữ được được sự đẹp mắt.
Ảnh 7: Sau khi sơ chế mít, bạn để chúng vào túi và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh đến khi ăn
Cho mít vào túi zip, để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu trong quá trình sơ chế bạn làm bẩn mít thì cần rửa lại với nước để ráo rồi cất vào tủ lạnh.
>>> Những mẫu quà tặng tân gia chất lượng.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn, bạn cho thêm 1 ít nước lọc vào trộn đều sau đó lọc lấy nước, bỏ phần bã nghệ đi.
Lá cẩm đem đi cắt khúc, sau đó cho vào nồi với 1 chút nước lọc và đun lửa nhỏ trong 15 phút. Lúc này, lá cẩm sẽ thôi ra tạo thành nước màu tím. Bạn vớt bỏ lá cẩm.
Ảnh 8: Cách làm nước màu để ngâm nếp thổi xôi đẹp mắt
Lá dứa cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn. Đổ vào 1 lít nước và rây bỏ bã lá, lấy lại phần nước trong.
Hoa đậu biếc tươi bạn đem rửa sạch, ngâm với nước sôi trong 10 phút. Lọc bỏ hoa đậu biếc và tác phần nước để riêng.
Bước 4: Ngâm nếp
Với gạo nếp, bạn làm tương tự như cách nấu xôi ngũ sắc truyền thống bên trên. Nhưng sau khi ngâm tạo màu, bạn để gạo ráo nước rồi trộn cả 5 loại với nhau tạo thành một hỗn hợp gạo 5 màu đặc sắc.
Ảnh 9: Cách ngâm nếp tương tự như khi nấu xôi ngũ sắc truyền thống ở trên
Lưu ý nhỏ là bạn cần chú ý để gạo ráo nước hoàn toàn rồi mới trộn với nhau. Nếu không, nước màu còn sót bên ngoài gạo có thể làm ảnh hưởng đến những màu khác. Xôi sau khi nấu sẽ không còn đẹp mắt nữa.
Ảnh 10: Khi gạo đã khô hoàn toàn, bạn trộn cả 5 loại gạo lại với nhau
Bước 5: Hấp xôi ngũ sắc
Ảnh 11: Đồ xôi trên xửng hấp
Cho nước vào xửng hấp đun với lửa vừa. Khi nước sôi thì đổ gạo lên xửng, dàn đều và hấp trong 30 phút. Khi nếp chín, bạn mở vung dưới nước cốt dừa đã chuẩn bị vào nếp, trộn nhẹ sau đó hấp thêm khoảng 5 phút cho cốt dừa thấm hoàn toàn là được.
Bước 6: Trình bày thành phẩm
Ảnh 12: Trình bày xôi ngũ sắc ăn với mít
Sau khi xôi chín bạn bày ra đĩa, chèn phần xôi ngũ sắc vào bên trong múi mít đã rạch bỏ hạt làm nhân. Khi ăn, bạn có thể dưới thêm nước cốt dừa, dừa tươi hoặc một chút lạc đập dập đều rất ngon, bùi và béo.
Lưu ý quan trọng khi nấu xôi ngũ sắc
13: Gạo nếp cái hoa vàng là ngon nhất để thổi xôi ngũ sắc
- Nghệ có thể được dùng để tạo màu vàng cho xôi. Nhưng nhiều người đánh giá mùi của nghệ khiến vị xôi thay đổi, không hấp dẫn như nước hoa dành dành. Bạn nên chú ý điều này để thay đổi cho phù hợp nhé.
- Gạo nếp cái hoa vàng là ngon nhất để nấu xôi ngũ sắc. Bạn nên chọn gạo mới để xôi thành phẩm dẻo và thơm ngon hơn.
- Xôi ngũ sắc, đặc biệt là xôi ngũ sắc mít ăn ngon nhất khi còn ấm. Hạt xôi sẽ dẻo thơm và thấm đều gia vị hơn.
- Xôi ăn không hết bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Khi ăn thì hấp lại trong vài phút hoặc cho vào nồi cơm rồi ăn cũng rất ngon.
Ảnh 14: Bạn có thể ăn xôi ngũ sắc với xoài cũng rất thơm ngon
Lời kết
Như vậy, Elmich đã giúp bạn có được 2 công thức nấu xôi ngũ sắc tuyệt ngon. Hãy vào bếp, trổ tài nấu món xôi này để làm mâm cơm cúng thêm đẹp, hấp dẫn trong những ngày lễ nhé.