Học cách nấu nước lá đinh lăng chữa bệnh tại nhà

Nước lá đinh lăng được nhiều người tin tưởng, sử dụng để chăm sóc cơ thể. Và bạn biết không, bạn hoàn toàn có thể nấu loại nước này tại nhà đấy.

Nước lá đinh lăng hàng  ngày sẽ làm cơ thể khỏe hơn, có những thay đổi rõ rệt. Điều này đã được nhắc đến từ lâu trong đông y. Và các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng củng cố thêm điều đó. 

Trong bài viết này, Elmich sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách tự nấu nước đinh lăng để sử dụng. Cùng xem để chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn nhé.

Tìm hiểu về tác dụng của nước lá đinh lăng đối với cơ thể

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – chuyên khoa Nội tổng quát cho biết:

Nước lá cây đinh lăng có chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Nổi bật phải kể tới lysine, glucozit, methionine, vitamin C, vitamin B1 - B2, vitamin B6... Khi sử dụng, nó mang lại những tác động tích cực cho cơ thể người dùng.

Trong lá đinh lăng chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe

Nếu bạn sử dụng nước lá đinh lăng đúng cách, bạn có thể nhận thấy những thay đổi sau của cơ thể:

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chân tay tê bì, đau mỏi lưng.
  • Làm giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ con để các bé ngủ ngon hơn.
  • Hỗ trợ điều trị các chứng mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc về đêm.
  • Điều trị tình trạng ho dai dẳng, đã sử dụng kháng sinh không khỏi do thời tiết.
  • Giúp lợi sữa, chống tắc tia sữa.
  • Giải độc cơ thể, giải độc gan.
  • Lợi tiểu, làm giảm các triệu cảm sốt.
  • Bồi bổ cơ thể cho sản phụ trước và sau khi sinh con.
  • Điều trị dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay, các triệu chứng ngứa ngoài da.
  • Trị mụn, làm trắng da nhanh hơn nhiều.
  • Chữa co giật ở trẻ em.

Uống nước lá đinh lăng đều đặn mỗi ngày mang tới nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể

Chính vì những công dụng này, nước lá đinh lăng trở thành bài thuốc tuyệt vời cho cơ thể. Không chỉ người trưởng thành, ngay cả trẻ em hay sản phụ, phụ nữ mang thai đều có thể dùng lá đinh lăng uống hàng ngày để cải thiện tình trạng cơ thể.

Cách nấu nước lá đinh lăng tại nhà đơn giản cho bạn

Để nấu loại nước này, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn đơn giản dưới đây. Cùng xem nhé.

Cách 1:

Bước 1: Chuẩn bị đinh lăng 

Bạn cần nhặt lá đinh lăng tươi, sạch cho cách nấu nước này

Bạn chuẩn bị 200 gam lá đinh lăng tươi. Nên chọn những lá có màu xanh đậm nhưng không có đốm đen, dấu vết cháy hay ngả vàng. Đây là những loại lá đủ già để có nhiều dưỡng chất nhất nhưng không quá già gây mùi khó chịu trong nước uống.

Sau khi đã chuẩn bị đủ lá, bạn nhắt đi những góc lá xấu, cháy. Sau đó rửa thật sạch lá, để lá đinh lăng trong rổ cho ráo nước hoàn toàn.

>>> Mách bạn cách nấu xôi gấc tuyệt ngon cho những ngày lễ Tết.

Bước 2: Cho lá đinh lăng vào nấu

Nấu kỹ lá đinh lăng với nước để có nước uống

Bạn cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào trong ấm với khoảng 2 lít nước. Sau đó đậy nắp đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 15 phút nữa.

Dùng rổ, lọc lá đinh lăng và gạn lấy nước trong. Bạn có thể uống nước lá đinh lăng ngay khi còn nóng.

Trong trường hợp không thích uống đồ nóng, bạn có thể để nguội rồi uống.

Nước lá đinh lăng uống nóng hay nguội đều được

Nước đinh lăng không uống hết, hãy cho vào bình và bảo quản. Bạn có thể dùng hết nước trong một ngày thay cho nước lọc.

>>> 2 cách làm cá hường chiên sả siêu đơn giản.

Cách 2: Nấu lá đinh lăng với các nguyên liệu chữa mất ngủ

Nếu bạn đang phải chống chọi với chứng khó ngủ, mất ngủ, hãy thử cách nấu lá đinh lăng này. Cùng xem nhé:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Tâm sen kết hợp với lá đinh lăng và một vài vị thuốc khác sẽ giúp trị mất ngủ rất tốt

  • 20 gam lá tang diệp
  • 50 gam lá đinh lăng
  • 20 gam lá vông
  • 12 gam tâm sen
  • 16 gam liên nhục

Bước 2: Tiến hành nấu nước lá đinh lăng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu qua nước lạnh. Sau đó để trong rổ khoảng 10 phút cho ráo nước hoàn toàn.

Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm, thêm 400ml và sắc trên lửa vừa. Đến khi nước rút còn khoảng 200ml là được. Chia thành 2 bát thuốc uống trong ngày.

Bài thuốc này không dùng với trẻ em dưới 16 tuổi và người lớn bị đau dạ dày. 

>>> 2 công thức nấu xôi gà cực đỉnh cho bạn.

Cách 3: Hướng dẫn nấu nước lá đinh lăng trị dị ứng

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và môi trường Việt Nam ô nhiễm, các căn bệnh dị ứng, mẩn ngứa ngày càng tăng lên. Nếu bạn có vấn đề với tình trạng mẩn ngứa da thường xuyên, hãy thử bài thuốc dưới đây nhé.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Rễ và cành cây đinh lăng cũng chứa nhiều chất tốt cho cơ thể

  • 400 gam lá đinh lăng tươi
  • 100 gam rễ cây đinh lăng tươi hoặc 40 gam rễ đinh lăng khô
  • Cành đinh lăng: 10 gam
  • Nghệ vàng: 80 gam

>>> Bạn có thể đun nước lá đinh lăng bằng ấm đun hoặc bằng nồi inox

Bước 2: Tiến hành nấu nước lá đinh lăng

Các nguyên liệu trên, bạn cho tất cả vào ngâm nước khoảng 5 phút. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên lá hay rễ cây.

Trước khi nấu nước, nên chú ý rửa lá đinh lăng và các nguyên liệu thật kỹ nhé

Trong một ấm lớn, bạn cho 2 lít nước vào và đun sôi. Khi nước vừa sôi, cho tất cả nguyên liệu đã rửa vào nồi. Đun đến khi sôi lại thì hạ nhỏ lửa, đun khoảng 30 phút nữa với mức lửa nhỏ nhất là được.

>>> Xem ngay bình giữ nhiệt Elmich - Bảo quản nước lá đinh lăng cả ngày

Lưu ý quan trọng khi sử dụng nước lá đinh lăng

Lá đinh lăng cần được cân nhắc khi sử dụng cho những người mắc các bệnh về gan nặng

Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước lá đinh lăng

Khi nấu nước lá đinh lăng, bạn nên chú ý rằng nó không tốt cho những người bị bệnh gan. Với phụ nữ mang thai và cho con bú, đinh lăng chỉ nên sử dụng hàm lượng ít, không quá 10 gam lá khô, 40 gam lá tươi mỗi ngày. Trong trường hợp muốn sử dụng nhiều hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.

Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe. Đừng quên sử dụng nước lá đinh lăng đúng cách để mang lại nhiều lợi ích nhất nhé.

Bài viết liên quan:

Cách chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng, tiện lợi cho mùa hè nóng nực

Bánh phồng tôm là một món ăn vặt được nhiều người yêu thích, nhất là trẻ nhỏ vì độ giòn, thơm đặc biệt của bánh. Tuy nhiên, chiên bánh bằng dầu ăn thông thường vừa khiến bánh bị dính dầu, lại khiến người nội trợ mệt mỏi vì phải đứng trong bếp quá lâu. Chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu chính là phương pháp giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian, sức lực khi chế biến món ăn này. Chuẩn bị nguyên liệu làm Bánh phồng tôm bằng nồi chiên không dầu: - Bánh phồng tôm - Dầu ăn - Nồi...

Cách làm phở bò truyền thống - tinh hoa ẩm thực Việt Nam

Phở bò – Món ăn không chỉ là niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam mà còn là biểu tượng văn hóa được cả thế giới biết đến. Từng sợi phở mềm mịn hòa quyện cùng nước dùng trong veo, ngọt thanh từ xương bò, cộng thêm vị thơm bùi của thịt bò tái chín, tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên. Trong dịp Quốc khánh 2/9 này, còn gì tuyệt vời hơn khi tự tay nấu một nồi phở bò truyền thống để cùng gia đình thưởng thức, cảm nhận sự đậm đà và tinh...

Cách bảo quản thực phẩm trong những chuyến đi dã ngoại cuối tuần

Dã ngoại cuối tuần là thời gian lý tưởng để tận hưởng thiên nhiên và cùng gia đình, bạn bè thưởng thức những món ăn ngon. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm trong suốt chuyến đi là điều cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ cho thức ăn luôn tươi ngon. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bảo quản thực phẩm hiệu quả. 1. Chia thực phẩm vào túi hoặc hộp khô Sơ chế và chế biến trước một số món ăn như thịt nướng, salad, hay trái cây để tiết kiệm thời...

Chè Lod Chong Singapore mát lạnh - Món ngon giải nhiệt ngày hè

Chè Lod Chong Singapore là một món tráng miệng mát lạnh, giải nhiệt rất được ưa chuộng trong những ngày hè oi bức. Món chè này có xuất xứ từ Thái Lan và thường được gọi với cái tên Lod Chong, nhưng lại phổ biến với tên gọi “Lod Chong Singapore” khi được du nhập vào Việt Nam. Lod Chong có nghĩa là những sợi bột xanh lá dứa, được kết hợp cùng nước cốt dừa béo ngậy và đá lạnh, tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột năng: 100g Lá dứa: 4-5 lá Nước cốt dừa:...

Cách làm xôi cốm hạt sen dẻo thơm ngọt bùi đón thu sang

Mỗi khi gió thu khe khẽ luồn qua từng con phố, Hà Nội lại bừng lên trong hương thơm ngào ngạt của cốm và hạt sen. Trong khoảnh khắc ấy, chẳng ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của món xôi cốm hạt sen - một đặc sản đậm chất Hà Nội, một bản giao hưởng của đất trời và con người thủ đô. Nguyên liệu: Cốm Đậu xanh Hạt sen Dừa sợi Nước cốt dừa Lá dứa Đường Muối Cách thực hiện Bước 1: Chọn và sơ chế nguyên liệu: Cốm tươi – những hạt cốm xanh mướt, mềm mại như những giọt sương mai đọng trên lá non,...

Chiên xào dễ dàng, sáng tạo đủ món với bộ nồi dã ngoại 3 chiếc Elmich EL-0264

Tạm gác lại ồn ào nơi thành phố náo nhiệt, một chuyến dã ngoại tận hưởng không gian không gian thiên nhiên trong lành cùng những món ăn ngon bên người thân, bạn bè giúp bạn tái tạo năng lượng, "chữa lành" sau bộn bề cuộc sống. Một bộ nồi, cả nhà thoải mái tận hưởng những món ăn ngon: Món Mỳ Ý sốt bò hầm Sợi mỳ ý dai mềm kết hợp với nước sốt cà chua đậm đà, thêm chút húng quế tươi và phô mai parmesan.  Món hải sản hấp sả thơm ngon Là lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến dã...

Samgyetang – Bí quyết chế biến gà tần sâm giải nhiệt mùa hè

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa bổ dưỡng vừa giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức, thì Samgyetang (Gà Tần Sâm) chính là lựa chọn hoàn hảo. Được mệnh danh là "món ăn của sức khỏe" tại Hàn Quốc, Samgyetang không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.     Samgyetang có nguồn gốc từ Hàn Quốc, thường được thưởng thức vào những ngày hè oi bức. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giải...

Cách làm tôm chiên tỏi giòn rụm thơm ngon ngay tại nhà

Các món ăn chế biến từ tôm hẳn đã rất quen thuộc với gia đình bạn, nhưng món tôm chiên tỏi cay thơm ngon, giòn rụm thì không phải ai cũng biết cách làm. Tôm được tẩm ướp gia vị, chiên lên giòn rụm và thơm phức hương tỏi cay nồng. Đặc biệt, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức với cách làm tôm chiên tỏi để có một món ăn ngon từ tôm cực hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.  Nguyên liệu để làm tôm chiên tỏi  Tôm  Dầu ô liu  Tỏi (khoảng 3 tép tỏi)  Ớt bột  Muối  Rau mùi...

Cách nấu 4 món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé bằng nồi nấu chậm

Nồi nấu chậm là một trợ thủ đắc lực trong nhà bếp, đặc biệt là khi chế biến các món ăn cho bé. Với nồi nấu chậm, bạn có thể rảnh tay hơn khi nấu nướng mà đảm bảo được nguồn dưỡng chất, giữ nguyên hương vị thơm ngon và các vitamin quan trọng trong thực phẩm. Bây giờ, hãy cùng Elmich tìm hiểu 4 công thức nấu cháo bằng nồi nấu chậm nhé! Cháo Sườn Rau Củ Nguyên liệu: 200g sườn non 1/2 chén gạo 1 củ cà rốt 1 củ khoai tây 1 quả cà chua 1 củ hành tím Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, hành...
Bản quyền thuộc về ELMICH.
Lên đầu trang