Vào những ngày tụ họp, gia đình được cùng nhau ăn một nồi lẩu gà lá giang thì thật tuyệt. Đây là món lẩu thanh mát với mùi vị cực hấp dẫn, được lòng giới trẻ cả nước. Hãy cùng Elmich vào bếp, bỏ túi cách nấu lẩu gà lá giang với những mẹo nhỏ hữu ích nhé.
CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU NẤU LẨU GÀ LÁ GIANG
NHỮNG NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT
Ảnh 1: Những nguyên liệu quan trọng, không thể thiếu cho món lẩu gà này
-
1 con gà ta nặng khoảng 1,6 kg.
-
250 gam là giang.
-
3 củ hành tím loại ngon.
-
1 củ gừng.
-
4 tép tỏi.
-
3 nhánh ngò gai.
-
2 quả ớt tươi.
-
1 thìa canh dầu ăn.
-
Các loại gia vị thông dụng.
-
Đồ nhúng tùy ý bạn.
>>> Hướng dẫn bạn cách nấu lẩu đuôi bò thơm ngon, đậm vị.
MẸO CHỌN NGUYÊN LIỆU TƯƠI NGON
CHỌN THỊT GÀ TƯƠI, SẠCH, AN TOÀN CHO SỨC KHỎE
Để món lẩu đậm vị nhất, bạn nên chọn mua gà ta. Gà ngon là những con có phần da màu vàng nhạt, chỉ đậm ở một số phần như ức gà, cánh gà và phần lưng của nó.
Ảnh 2: Chọn gà ta ngon để lẩu ngọt, hấp dẫn hơn
Khi mua bạn chọn kỹ phần da của gà có dính vào thịt bởi 1 lớp mỡ bên trong không. Và mỡ cũng phải màu vàng thì mới là gà ta chuẩn. Nếu da vàng mà mỡ trắng thì là con gà đó đã bị nhuộm màu.
Gà ta ngon sẽ có da mỏng, mịn, không bị tách rời. Thịt gà phải còn tươi, không có mùi hôi, trên da cũng không có những vết bầm hay tụ máu.
CHỌN LÁ GIANG CHO MÓN LẨU GÀ LÁ GIANG
Lá giang ngon nhất là loại vừa mới hái, còn xanh mướt, lá không bị héo hay hư, có những vết sâu. Bạn nên chọn mua những lá còn tươi nguyên, không dập nát hay xuất hiện các đốm màu lạ trên lá.
Ảnh 3: Lá giang không non, không già rất phù hợp để ăn lẩu
Món lẩu này ngon nhất khi lá giang không già, không non, mà còn ở dạng bánh tẻ. Nó sẽ giúp lẩu có vị chua tự nhiên, tươi ngon hơn.
Nếu bạn mua nhiều lá giang và không sử dụng hết, hãy cho lá giang vào túi nilon, không cần rửa. Sau đó cho vào tủ lạnh để bảo quản sẽ được lâu.
>>> Mua ngay nồi lẩu inox chất lượng cao, phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình.
CÁCH CHẾ BIẾN LẨU GÀ LÁ GIANG THƠM NGON
BƯỚC 1: TIẾN HÀNH SƠ CHẾ THỊT GÀ
Gà ta sau khi chọn được một con ngon, bạn có thể nhờ làm luôn để tiết kiệm thời gian. Khi mang về, bạn pha 1 chén nước với 1 thìa cafe muối, 1 chút gừng đập dập. Sau đó chà xát lên toàn bộ bề mặt thịt gà.
Ảnh 4: Rượu và gừng sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của thịt gà
Để nguyên khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch gà với nước lạnh. Dùng dao chặt thịt gà thành từng khúc, miếng vừa ăn như thông thường.
Muốn loại bỏ hoàn toàn mùi tanh của máu gà, bạn ngâm gà vào trong nước khoảng 5 phút. Sau đó rửa lại, để ráo nước cho máu chảy hết hoàn toàn. Cách này giúp đảm bảo thịt gà ngọt và thơm.
BƯỚC 2: SƠ CHẾ THỊT GÀ CHO MÓN LẨU GÀ LÁ GIANG
Ảnh 5: Thịt gà cần ướp ít nhất là 30 phút
Sau khi thịt gà đã được làm sạch, bạn cho vào 1 cái thau hoặc nồi. Thêm vào 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe bột ngọt và 1 thìa canh nước mắm loại ngon. Sau đó, trộn thật đều để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt. Bạn đậy kín, để thịt ngấm trong khoảng 30 phút là được.
>>> Học ngay cách nấu lẩu gà đơn giản đến không ngờ.
BƯỚC 3: TIẾN HÀNH SƠ CHẾ NHỮNG NGUYÊN LIỆU KHÁC
Ảnh 6: Hãy sơ chế sẵn các nguyên liệu cần thiết
-
Bạn bóc vỏ 4 tép tỏi, sau đó dùng má dao đập dập, băm nhỏ tỏi. Làm tương tự với 3 củ hành tím còn lại.
-
Gừng bạn rửa sạch, sau đó cũng đập dập, thái vỡ ra thành những miếng nhỏ.
-
3 nhánh ngò gai rửa, cắt khúc vừa ăn.
-
Ớt bạn bỏ đi phần cuống, loại bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
-
250 gam lá giang, bạn nhặt lấy lá, bỏ cuống rồi rửa thật sạch. Sau đó dùng tay để vò dập lá giang, cách này giúp khi nấu lẩu được chua và thơm ngon hơn.
>>> Những mẫu nồi lẩu điện tuyệt đẹp của Elmich.
BƯỚC 4: XÀO SƠ THỊT GÀ
Ảnh 7: Xào trước giúp thịt gà săn chắc hơn, thấm gia vị và mềm ngọt hơn
Khi nấu lẩu gà lá giang, bạn nên xào sơ thịt gà trước để thịt săn hơn, không bị nát hay vữa ra khi nấu lẩu. Cách làm như sau:
-
Cho vào 1 muỗng canh dầu ăn và đun nóng già.
-
Cho tỏi băm, một chút hành băm vào phi thơm.
-
Đổ thịt gà đã ướp gia vị vào nồi, xào sơ qua với phần lửa vừa trong khoảng 5 phút. Khi thấy thịt gà đầu màu, săn lại là được.
BƯỚC 5: TIẾN HÀNH NẤU LẨU GÀ LÁ GIANG
Ảnh 8: Nấu lẩu với khoảng 1,5 lít nước sôi là đủ
Sau khi thịt gà săn lại rồi, bạn cho vào nồi 1,5 lít nước sôi. Cho thêm vào nồi gừng, hành tím đập dập và nấu với lửa vừa. Giữ nước sôi từ 20 - 30 phút cho đến khi thịt gà chín vừa ăn. Tuyệt đối không nấu lâu hơn vì có thể khiến gà nát, không còn ngon nữa.
Lúc này, hãy cho từ từ phần lá giang đã làm sạch vào nồi. Thêm 1 thìa canh và 1 thìa đường, 1 thìa muối vào trong nồi. Bạn có thể thực hiện việc nêm nếm lại sao cho phù hợp với khẩu vị của mọi người trong gia đình.
Ảnh 9: Đun kỹ một chút để lá giang chín, ngấm vị chua nhẹ của nó vào trong nước lẩu
Đun thêm khoảng 5 phút nữa cho lá giang chín hoàn toàn, vị chua ngấm đều vào nước lẩu và thịt. Cho thêm ngò gai và ớt thái miếng vào nồi rồi tắt bếp.
BƯỚC 6: SẮP XẾP CÁC LOẠI ĐỒ NHÚNG
Ảnh 10: Tùy nhu cầu bạn có thể chọn những loại đồ nhúng khác nhau
Đồ ăn chính trong nồi lẩu này là thịt gà. Nhưng bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại rau, đồ nhúng khác. Những món nên chuẩn bị ăn kèm món lẩu này là trứng non, các loại nấm, thịt bò thái lát mỏng, đậu hũ chiên giòn, cắt miếng nhỏ, hoa chuối, rau muống chẻ... Tùy nhu cầu, bạn có thể thay đổi cho hợp khẩu vị.
BƯỚC 7: CHUẨN BỊ VÀ ĂN LẨU GÀ LÁ GIANG
Lẩu gà sau khi nấu xong bạn cho vào nồi điện hoặc nồi lẩu ga, bếp từ… Đun nóng liên tục trong khi ăn như những loại lẩu bình thường khác. Thêm một tô bún nữa sẽ khiến bữa lẩu hoàn thiện hơn đấy.
LỜI KẾT
Ảnh 11: Hãy cùng gia đình mình thưởng thức món lẩu gà lá giang thơm ngon nhé
Như vậy, Elmich đã giúp bạn có cách nấu lẩu gà lá giang đơn giản nhất. Hãy chuẩn bị một nồi lẩu thơm ngon để thưởng thức cùng người thân trong dịp cuối tuần sắp tới nhé.