Lẩu dê là món ăn đặc biệt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn độc đáo cho gia đình cuối tuần này, hãy thử nấu lẩu dê theo công thức của Elmich. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những nồi lẩu thơm ngon, hương vị khó cưỡng như ngoài hàng đấy.
LẨU DÊ ĂN VỚI RAU GÌ THÌ NGON?
Ảnh 1: Lẩu dê có thể ăn với nhiều loại rau khác nhau
Món lẩu này là đặc sản của vùng đất Ninh Bình núi non. Khi ăn, thường có kém rau cải xanh, tía tô và rau cần. Đây là những loại rau ăn kèm có hương vị hợp với vị thịt dê. Đặc biệt, nó cũng làm nước lẩu thơm ngon, ngọt và đậm vị hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại rau ăn lẩu khác. Như rau tần ô, rau muống, rau bắp cải, hẹ… Đừng quên thêm vào các loại nấm kim chi, nấm rơm, nấm bào ngư tùy theo sở thích của mình.
>>> 2 công thức nấu lẩu hải sản tuyệt ngon cho ngày cuối tuần.
CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU CHO MÓN LẨU DÊ NINH BÌNH
NGUYÊN LIỆU NẤU NƯỚC LẨU
Ảnh 2: HÃy chú ý chọn loại thịt, xương còn tươi ngon để lẩu ngọt và không bị hôi
-
2 kg xương dê loại nhiều tủy, vẫn nhìn thấy tủy còn rớm máu.
-
1kg thịt dê tươi ngon.
-
3 - 5 tai mộc nhĩ.
-
250 gram củ sen.
-
2 quả dừa xiêm tươi ngon.
-
1 gói thuốc bắc gồm có đinh hồi, quế, táo đỏ, vỏ quýt, nhân sâm, kỳ tử chuyên dùng cho lẩu dê. Loại này có bán sẵn tại các hàng đồ khô, các hiệu thuốc bắc, thuốc nam.
CHUẨN BỊ CÁC LOẠI RAU ĂN KÈM LẨU DÊ
Ảnh 3: Hãy làm sạch các loại rau, để ráo nước trước khi ăn lẩu nhé
-
4 miếng đậu hũ non, mới cắt thành từng miếng vuông nhỏ.
-
500 gram bún tươi, cũng có thể thay thế bằng bún khô, mì tươi tùy sở thích.
-
1 củ khoai môn.
-
Rau ăn lẩu: Tía tô, cải, cần, tần ô, rau má, lá hẹ, các loại nấm tùy chọn.
>>> Giới thiệu 2 công thức nấu cà ri gà tuyệt ngon cho gia đình bạn.
NGUYÊN LIỆU LÀM NƯỚC CHẤM LẨU
Ảnh 4: Nước chấm chao là thứ không thể thiếu với lẩu dê
-
5 viên chao.
-
½ chén sa tế Thái.
CHI TIẾT CÁCH NẤU LẨU DÊ CHUẨN VỊ NHƯ NHÀ HÀNG
BƯỚC 1: THỰC HIỆN SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU
Ảnh 5: Cách cắt củ sen phù hợp với món lẩu này
-
Củ sen tươi bạn hãy chọn loại ngon, mua về rửa thật sạch và gọt bỏ phần vỏ. Sau đó cắt thành từng lát với độ dày từ 0,5 - 0,7 cm là vừa ăn.
-
Khoai môn cũng vậy, gọi vỏ và rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ hết nhớt. Cắt khoai thành từng miếng vừa ăn để cho vào nồi lẩu.
-
Tía tô, bạn nhặt thành từng lá vừa ăn, rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Mộc nhĩ đem ngâm nước cho nở ra, mềm. Sau đó cắt chân, rửa thật sạch và cắt chia 1 tai nấm thành 3 - 4 miếng tùy độ to của nó.
-
Các loại rau ăn cùng với lẩu thì nhặt sạch, loại bỏ những lá dập, nát, héo úa, già… Rửa sạch với nước mát và cắt thành từng khúc vừa ăn.
-
HÀnh tím, tỏi đem lột vỏ, rửa qua với nước và băm nhuyễn.
-
Gừng tươi cạo vỏ, đập dập bằng lưng dao.
-
Hành tây đem lột vỏ, rửa sạch và cắt thành múi cau.
-
Sả cắt thành từng khúc cỡ 5cm, đập dập.
>>> Mua ngay những mẫu nồi lẩu inox chất lượng cho bếp từ.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH SƠ CHẾ THỊT DÊ
Ảnh 6: Rượu gừng sẽ làm sạch mùi hôi của thịt, xương dê
-
Bạn lấy 2 củ gừng đem cạo vỏ, giã thật nhuyễn. Sau đó cho 70ml rượu trắng vào bát, đổ gừng vào và dùng tay bóp nát để tạo được hỗn hợp rượu gừng.
-
Sử dụng hỗn hợp trên, bóp thật kỹ thịt dê và xương dê. Hỗn hợp rượu gừng thấm vào bên trong sẽ làm thịt và xương mất đi mùi hôi đặc trưng. Nhờ vậy mà thịt, nước lẩu đều ăn cuốn hơn rất nhiều.
-
Sau khi bóp thịt và xương xong, bạn rửa lại thật sạch với nước muối loãng và để vào rổ sao cho ráo nước.
-
Tiếp tục cắt thịt dê thành từng miếng mỏng vừa ăn. Xương dê đem chặt thành từng khúc dài chừng 3 đốt ngón tay là vừa.
-
Ướp thịt dê với hỗn hợp bao gồm 1 thìa canh hành tỏi băm nhuyễn, ½ thìa canh muối, 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa canh hạt nêm, 1 nửa thìa canh ngũ vị hương, thêm 1 chén rượu nhỏ nữa là được.
-
Ướp thịt dê trong bát, để vào trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng để thịt dê thấm thật đều gia vị và mềm thơm hơn.
>>> Nồi lẩu điện Elmich tiện dụng cho gia đình.
BƯỚC 3: TIẾN HÀNH CÁC BƯỚC NẤU LẨU DÊ
Ảnh 7: Khi ninh hãy liên tục hớt bọt để nước lẩu được trong nhé
-
Bạn cho xương dê đã chặt thành từng khúc vào trong nồi, thêm vào 1,5 lít nước sạch.
-
Cho hành tây đã bổ múi cau cùng vài củ sả đã đập dập, đun nồi nước với lửa lớn.
-
Khi thấy nước vừa sôi, bạn vớt bọt để nước dùng được trong và thơm ngon hơn.
-
Vặn lửa nhỏ lại và tiếp tục đun.
-
Sau khoảng 40 phút ninh xương dê, bạn chặt dừa, đổ nước dừa vào trong nồi và ninh tiếp. Đối với xương dê thì ninh càng lâu, nước lẩu càng thơm ngon.
Ảnh 8: Các loại thuốc bắc giúp vị của nước dùng ngọt hơn, thơm và thanh hơn
-
Chừng 1 tiếng 40 phút, bạn cho thêm gói thuốc bắc đã chuẩn bị vào ninh cùng. Trước khi cho vào nên rửa qua với nước để làm sạch cát bụi bám trên bề mặt của kỳ tử, táo… nếu có.
-
Nước sôi trở lại thì thả vào nồi của sen và khoai môn.
-
Khi khoai môn, củ sen mềm thì nước lẩu đã được. Bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn là được.
BƯỚC 4: LÀM NƯỚC CHẤM CHAO CHO MÓN LẨU DÊ NINH BÌNH
Ảnh 9: Nước chấm chao là thứ không thể thiếu trong món lẩu này
Bạn đun sôi 2 muỗng canh dầu ăn trên bếp, khi thấy dầu sôi thì cho những viên chao đã chuẩn bị vào. Đánh thật nhuyễn. Bạn đánh càng đều tay thì chao càng ngon.
Khi thấy chao nhuyễn hoàn toàn, tạo được một hỗn hợp đặc sệt thì thêm vào 2 muỗng canh nước lọc. Sau đó thêm 1 chút sa tế, đường tùy theo khẩu vị, khuấy thật đều tay. Nếm lại, nếu thấy vừa miệng thì tắt bếp.
BƯỚC 5: TRÌNH BÀY LẨU DÊ VÀ THƯỞNG THỨC
10: Bạn có thể ăn lẩu dê ngay, hương vị rất thơm ngon
Đặt nồi lẩu ở giữa mâm, sau đó bạn bày thịt dê, rau sống đã chuẩn bị ở xung quanh. Khi nước lẩu sôi, hãy lần lượt nhúng rau, thịt vào nồi và ăn như những loại lẩu bình thường khác.
Khi ăn thịt dê, bạn nên chấm với nước chao. Nó sẽ khiến thịt dê ngọt và mềm hơn rất nhiều.
LƯU Ý NHỎ KHI NẤU LẨU DÊ
Ảnh 11: Tuyệt đối không nấu lẩu dê với nồi đồng nhé, nó có thể khiến thận của bạn bị quá tải, thậm chí là ngộ độc trong những trường hợp nặng
Thịt dê vốn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên khi nấu bằng nồi đồng có thể tạo ra những chất làm bại thận, yếu thận cho người ăn. Chính vì vậy, bạn nên nấu lẩu với nồi đất, hoặc các loại nồi khác không có đồng trong thành phần. Từ đó, đảm bảo gia đình bạn có được nồi lẩu dê thơm ngon, an toàn cho sức khỏe.