Nồi cơm điện chắc chắn là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong bất kỳ gia đình Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng nồi cơm điện tử và bảo quản sản phẩm bền lâu. Hy vọng những chia sẻ chi tiết về chủ đề này của Elmich Việt Nam mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
1. Các loại nồi cơm điện tử thường gặp
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng nồi cơm điện tử, Elmich giới thiệu đến bạn đọc một số loại nồi cơm điện phổ biến hiện nay như:
1.1. Nồi cơm điện tử
Nồi cơm điện tử được trang bị các nút điều khiển nổi bật kết hợp với màn hình LED hiển thị thông tin giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Khác với các loại nồi cơm điện nút gạt truyền thống chỉ có 1 - 2 chế độ nấu thì nồi cơm điện tử được thiết kế nhiều tính năng nấu như: nấu cháo, nấu nhanh, nấu soup, hẹn giờ nấu,...
Quá trình làm nóng nồi thông qua mâm gia nhiệt và bộ điện trở hoặc nấu bằng công nghệ Fuzzy Logic với khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ dựa trên lượng gạo/nước đã đong.
1.2. Nồi cơm cao tần
Nồi cơm điện với công nghệ nấu cao tần hay còn gọi là công nghệ đốt trong có thể nhận biết thông qua ký hiệu IH trên sản phẩm. Nhờ sử dụng công nghệ cảm ứng từ trong quá trình nấu thay vì dùng mâm nhiệt như nồi điện tử thông thường tạo khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp ở mỗi lần nấu. Từ đó, hạt gạo được nấu chín đều và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tối ưu.
Hình 1. Nồi cơm điện cao tần giúp hạt cơm được chín đều, thơm ngon
1.3. Nồi cơm áp suất
Nồi cơm áp suất là sự kết hợp giữa nồi cơm điện và nồi áp suất với đa dạng các chức năng như nấu cơm, hầm canh, nấu súp, nấu cháo, nấu thịt, ninh xương,... Nồi cơm điện áp suất hoạt động trên nguyên lý kết hợp nhiệt độ và áp suất cao khi nấu giúp hạt cơm chín nhanh nhưng vẫn giữ độ dẻo cũng như hương vị. Dạng nồi đa năng như nồi cơm áp suất phù hợp cho gia đình bận rộn và tiết kiệm không gian sử dụng trong bếp.
2. Cách sử dụng nồi cơm điện tử hiệu quả
Hiểu rõ cách sử dụng nồi cơm điện tử không chỉ giúp phát huy tối đa chức năng sản phẩm mà còn là cách để tăng tuổi thọ của chúng.
Hình 2. Cách sử dụng nồi cơm điện tử hiệu quả
2.1. Bước 1: Chọn nơi đặt nồi cơm điện an toàn
Vị trí đặt nồi cơm điện trước khi nấu giúp đảm bảo an toàn trong quá trình nồi hoạt động khi nấu cơm. Người dùng nên chọn mặt phẳng ở trên bàn hoặc mặt bếp gần với nguồn điện và tránh nguồn nhiệt từ bếp ga, bếp từ. Kiểm tra vị trí đặt nồi cơm điện luôn khô thoáng, không đọng nước để tránh rủi ro dẫn điện khi sử dụng.
Hình 3. Chọn mặt phẳng đặt nồi cơm điện khô ráo, thoáng mát
2.2. Bước 2: Đong và vo gạo
Người dùng thực hiện đong và vo gạo với lượng vừa đủ theo khẩu phần ăn của gia đình. Thông thường cốc đong gạo sẽ được tặng kèm khi mua nồi cơm. Ở bước này, người dùng cần lưu ý không nấu lượng gạo và nước vượt mức tối đa (kí hiệu “Max” trong lòng nồi). Bởi vì khi hỗn hợp vượt mức này sẽ có nguy cơ gây trào ra ngoài khi nước sôi có thể gây hư hỏng nồi và cháy nổ nguy hiểm cho người dùng.
2.3. Bước 3: Đặt gạo đã vo vào nồi và cắm điện
Trước khi đặt nào nồi thì người dùng cần lau khô bề mặt tiếp xúc giữa lòng nồi và thân nồi để tránh gây hư hỏng trong quá trình nấu. Khi đặt nồi vào trong nên sử dụng hai tay để đặt đúng vị trí mâm nhiệt bên trong.
Trường hợp đặt lệch nồi cơm sẽ khiến phần gạo trong nồi phủ không đều ảnh hưởng đến chất lượng hạt cơm, đồng thời điều này có thể làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Tiếp theo, người dùng kiểm tra đầu nối điện ở nồi và nguồn điện trước khi cắm để đảm bảo an toàn.
2.4. Bước 4: Chọn chế độ nấu phù hợp
Đối với nồi cơm điện tử được tích hợp nhiều chức năng khác nhau người dùng cần chọn chế độ nóng theo nhu cầu và chọn nút bắt đầu để nồi hoạt động. Thông thường trên nồi cơm điện tử sẽ có màn hình cập nhật về thời gian nấu giúp người dùng có thể theo dõi tiện lợi. Trong quá trình nồi đang nấu, người dùng không được mở nắp để tránh gây bỏng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng món ăn do thay đổi nhiệt đột ngột.
Hình 4. Lựa chọn chế độ nấu phù hợp theo nhu cầu sử dụng
3. Hướng dẫn vệ sinh nồi cơm điện đúng cách
Vệ sinh nồi cơm điện đúng cách là yếu tố không thể thiếu để bảo quản nồi luôn sạch sẽ và bền theo thời gian. Khi vệ sinh người dùng chỉ cần thực hiện như sau:
3.1. Vệ sinh lòng nồi
Việc vệ sinh lòng nồi nên được thực hiện ngay sau mỗi lần nấu để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng. Khi vệ sinh, người dùng nên lấy mút hoặc khăn mềm để lau chùi nhẹ nhàng phần lòng nồi với nước rửa chén để loại bỏ dầu mỡ hoặc cơm thừa dính trên thành nồi. Lưu ý hạn chế sử dụng cước nồi hoặc vật nhọn có thể làm trầy, hư hỏng lớp men của sản phẩm. Trường hợp vết bẩn khó chùi rửa thì người dùng có thể ngâm nước từ 1 - 2 giờ để giúp vệ sinh dễ dàng hơn.
Hình 5. Vệ sinh lồng nồi nhẹ nhàng để tránh trầy xước
3.2. Vệ sinh bên ngoài
Đây là phần thường xuyên bị người dùng bỏ qua và chúng khiến nồi sử dụng nhanh hỏng hơn. Có thể sử dụng khăn mềm ẩm để lau chùi phần thân bên ngoài của nồi cơm điện sau khi sử dụng. Nên lau tất cả vị trí bao gồm bên trong phần nắp, khu vực bên trong nồi, dây điện, bảng điều khiển. Việc vệ sinh bên ngoài giúp tránh bụi bẩn, vết thức ăn bám lâu ngày trên nồi gây phát triển vi khuẩn cũng như ảnh hưởng đến bộ phận hoạt động của nồi.
4. Một số lưu ý về an toàn và bảo quản nồi cơm điện bền lâu
Bên cạnh các thông tin chi tiết về cách sử dụng nồi cơm điện tử, thì người dùng không thể bỏ qua một số lưu ý an toàn cũng như cách bảo quản nồi dưới đây nhé.
4.1. Lưu ý an toàn khi sử dụng
- Không đặt nồi ở khu vực ẩm ướt
- Hạn chế bấm nút điều khiển khi tay đang bị ướt
- Kiểm tra nguồn điện trước khi cắm điện và tránh cắm chung các ổ điện đang có thiết bị công suất cao để tránh gây cháy nổ.
- Tham khảo và thực hiện đúng hướng dẫn về điện áp của nhà sản xuất
- Không đưa tay hoặc tiếp xúc trực tiếp ở lỗ thoát hơi khi nồi đang nấu để tránh gây bỏng
- Khi mở nắp nồi nên duy trì khoảng khách ít nhất 20 cm với nồi cơm giúp hạn chế da tiếp xúc với hơi nước gây nguy hiểm.
- Đặt nồi cơm điện tránh các nguồn nhiệt đang hoạt động như bếp lửa, bếp ga
4.2. Cách bảo quản nồi bền lâu
- Thường xuyên vệ sinh toàn bộ các vị trí của nồi.
- Tránh sử dụng dung dịch có tính axit khi vệ sinh.
- Không dùng miếng cước hoặc vật nhọn khi vệ sinh để tránh gây trầy xước làm mất lớp chống dính của nồi.
- Khi không sử dụng, người dùng nên lấy toàn bộ cơm, thức ăn ra khỏi nồi và vệ sinh sạch sẽ lòng nồi.
- Không rửa thân nồi trực tiếp bằng nước vì điều này có thể gây hư hỏng mạch điện.
- Không nên tự ý tháo các bộ phận của nồi.
- Không nên dùng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác như bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoài,... để tránh gây hư hỏng chất liệu nồi.
- Kiểm tra lỗ thoát hơi nước để tránh tình trạng bít tắc gây ảnh hưởng quá trình nấu.
- Không sử dụng các loại muỗng, vá bằng kim loại để múc cơm, thức ăn.
Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết của Elmich Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng nồi cơm điện tử hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm nồi cơm điện uy tín, chất lượng thì hãy ghé ngay website https://shop.elmich.vn/ để tham khảo thông tin mới nhất nhé.