Khi bị ốm, một bát cháo hành sẽ giúp giải cảm và hạ sốt nhanh chóng. Đồng thời, làm người ốm đỡ mệt hơn hẳn, nhanh hồi phục hơn. Trong bài viết dưới đây, Elmich sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách nấu cháo hành đơn giản, nhanh chóng nhất.
CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU NẤU CHÁO HÀNH
Ảnh 1: Những nguyên liệu nấu món cháo này rất đơn giản
-
2 chén gạo (sử dụng chén ăn cơm).
-
2 quả trứng gà.
-
100 gam lá tía tô.
-
100 gam hành lá.
-
1 quả ớt tươi.
-
½ thìa cafe nước mắm.
-
1 ít gia vị thông dụng như mắm, tiêu, bột ngọt.
-
1 chút gừng để nấu nước cháo thơm ngọt hơn.
CHI TIẾT CÁCH NẤU CHÁO HÀNH THƠM NGON
Dưới đây, cùng tìm hiểu chi tiết những bước đơn giản nhất để nấu cháo hành nhé.
BƯỚC 1: SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU
Ảnh 2: Sau khi vo sạch gạo, hãy để ráo nước rồi xay vỡ để nấu cháo ngon hơn nhé
-
Số lượng gạo đã chuẩn bị, bạn dùng tay vo thật sạch khoảng 2 lần nước.
-
Với 100 gam hành lá, bạn cắt bỏ phần thân, chỉ lấy lá. Sau đó rửa thật sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ.
-
100 gam lá tía tô bạn rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ tương tự như đối với hành lá.
Trước khi nấu, bạn nên chú ý để các nguyên liệu ráo nước. Gạo, rau, hành đều nên để trong những giá nhỏ sao cho ráo nước. Từ đó, giúp cháo được thơm hơn, không có nước đọng trong rau hành gây loãng cháo.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH NẤU CHÁO HÀNH
Bạn bật bếp, cho số gạo đã vo vào nồi cùng với 1 lít nước sạch với lửa lớn cho đến khi nước sôi. Sau đó, hạ nhỏ lửa lại trong bếp rồi tiếp tục nấu cháo.
Ảnh 3: Nấu gạo với nước sạch để có món cháo trắng
Khi cháo đã sôi, bạn dùng muôi vớt bỏ phần bọt nổi lên trên. Sau đó cho thêm 200 ml nước sạch vào nếu thấy nước đã cạn. Bạn nên đun sôi nước trước khi cho vào nồi để cháo ngon và nhanh sôi hơn.
Đun cháo liên tục với lửa nhỏ trong khoảng 25 phút. Bạn nêm thêm vào đó ½ thìa cafe nước mắm, ½ thìa cafe muối trắng rồi tiếp tục nấu. Khoảng 5 phút sau thì kiểm tra, nếu cháo đã chín nhừ thì bạn có thể tắt bếp.
Ảnh 4: Trong quá trình đun cần liên tục quấy để tránh làm cháo bị cháy hay khê dưới đáy nồi
>>> Lưu ý nhỏ: Cháo trắng dù nấu bằng nồi nào cũng rất dễ bị khê hoặc bị cháy ở dưới đáy nồi. Bạn nên thường xuyên dùng đũa hoặc thìa khuấy cháo trong suốt quá trình đun để tránh bị cháy nhé.
BƯỚC 3: HOÀN THÀNH VÀ ĂN CHÁO HÀNH
Khi cháo đã chín, bạn cho hành và tía tô thái nhỏ vào bát. Sau đó múc cháo còn nóng đổ lên trên. Nêm thêm mỗi bát ½ thìa cafe mì chính và trộn đều để ăn.
Ảnh 5: Nếu bạn thích ăn rau tía tô dai, chỉ cần trộn nhẹ là đã được
Nếu bạn thích, có thể đập thêm vào bát cháo 1 cái lòng đỏ trứng gà. Sau đó quấy đều lên thì lòng đỏ vừa chín tới, rất bổ dưỡng và có thể ăn ngay.
Với những người ăn được cay, hãy thêm vào 1 chút tiêu xay nhé. Nó sẽ giúp tăng tính ấm cho bát cháo để mọi người đỡ mệt và đổ mồ hôi nhanh hơn.
YÊU CẦU THÀNH PHẨM ĐỐI VỚI MÓN CHÁO HÀNH TÍA TÔ
Với những cách đơn giản trên, món cháo hành đã hoàn thành. Một tô cháo ngon phải được ăn khi còn nóng hổi với hành chín mềm, tía tô chín vừa tới vẫn còn giữ được độ dai, giòn nhưng không có xơ.
Ảnh 6: Thêm một hạt tiêu, lòng đỏ trứng gà giúp cháo nhiều chất dinh dưỡng hơn
Khi kết hợp với trứng gà, món ăn này sẽ trở nên béo ngậy, cực kỳ ngon miệng với nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Món ăn này sẽ giúp bạn giải cảm cực kỳ tốt đấy. Hãy nấu cho người thân của bạn khi họ bị cảm, sốt nhé.
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NẤU CHÁO HÀNH
Ảnh 7: Nếu có cơm nguội, bạn có thể tận dụng để nấu cháo
-
Nếu nhà có cơm nguội, bạn có thể tận dụng cơm để nấu cháo. Cháo sẽ nhanh mềm hơn, đồng thời bạn cũng có thể tiết kiệm cơm thừa.
-
Với việc nấu cháo bằng gạo, trước khi nấu bạn nên xay nhẹ cho vỡ hạt gạo ra. Cách này nấu cháo sẽ mềm hơn, ngon hơn và sánh hơn rất nhiều.
-
Tía tô nên chọn những lá bánh tẻ, không quá nhiều xơ. Nếu không khi ăn sẽ thấy xơ nhiều, dai và khó ăn.
-
Với trẻ nhỏ, khi ăn cháo bạn có thể cho thêm 1 thìa dầu vừng hoặc dầu ô liu vào. Cháo sẽ dễ tiêu hơn, không làm trẻ đang ốm bị khó tiêu hay cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN CHÁO HÀNH GIẢI CẢM
NGhe có vẻ đơn giản nhưng cháo hành cũng cần được nấu và ăn sao cho đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ.
KHÔNG ĂN CHÁO QUÁ NÓNG
Ảnh 8: Cháo quá nóng có thể khiến đường tiêu hóa bị bỏng, tổn thương
Từ xưa đến nay chúng ta vẫn luôn ăn cháo càng nóng càng tốt. Mục đích là để hơi nóng giúp đổ mồ hôi, giải cảm nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này lại được xác nhận là có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe con người.
Nguyên nhân là lớp niêm mạc thực quản của chúng ta cực kỳ mỏng manh. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nó có thể bị bỏng nặng. Thậm chí, những vết bỏng này có thể phát thành những tổn thương lâu dài và khó chữa.
Ảnh 9: Nên để cháo còn khoảng 50 độ ăn là vừa
Lời khuyên của các chuyên gia chính là nên dùng cháo ở mức nhiệt khoảng 50 độ C. Đây là nhiệt độ ấm nhưng không gây hại cho cơ thể.
KHÔNG ĂN CHÁO VỚI DƯA CÀ
Nhiều người không thích ăn cháo không vì chê nhạt. Lựa chọn của họ là thêm dưa chua, cà muối để ăn cháo ngon và đỡ ngán.
Ảnh 10: Người ốm không nên ăn dưa cà
Tuy nhiên, hàm lượng muối trong những món đồ chua đó rất cao. Nó không thích hợp cho cơ thể người đang ốm. Chính vì vậy khi ăn cháo để giải cảm bạn nên bỏ qua chúng nhé.
THÊM CÁC NGUYÊN LIỆU KHÁC CHO CHÁO
Ảnh 11: Bạn có thể thêm tía tô, thịt băm vào cháo tùy theo sở thích
Không chỉ hành và tía tô, bạn cũng có thể thêm những nguyên liệu khác vào nồi cháo cho người ốm dễ ăn hơn. Như một chút đậu xanh ninh nhừ, thịt băm nhuyễn hay bí đỏ thái hạt lựu đều rất ngon. Nó sẽ giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và giúp cơ thể khỏe lại nhanh hơn.
LỜI KẾT
Như vậy, ElMich đã giúp bạn tìm hiểu về cách đơn giản để nấu cháo hành giải cảm. Với cách này, bạn có thể dễ dàng chuẩn bị một tô cháo hành với những nguyên liệu sẵn có trong bếp đấy.