Là một món ăn đơn giản nhưng bún mọc lại được nhiều người yêu thích. Hương vị ngọt dịu, nhẹ nhàng khiến nó trở thành một trong những đặc sản được yêu thích nhất của người Hà Nội. Trong bài viết này, hãy cùng Elmich tìm hiểu về cách nấu bún mọc chuẩn vị nhé.
ĐÔI DÒNG GIỚI THIỆU MÓN BÚN MỌC
Tên gọi của món ăn này là do nó bắt nguồn từ làng Mọc - nay thuộc địa bàn quận Thanh Xuân. Thành phần quan trọng trong món ăn này chính là giò sống, nặn thành từng viên nhỏ - được gọi là mọc.
Ảnh 1: Một bán bún mọc nấu theo đúng vị của người làng Mọc xưa
Hiện tại, bún mọc đã được biết đến và yêu thích trên khắp cả nước. Mỗi nơi có những cách biến tấu khác nhau nhưng bún của người Hà Nội vẫn là món bún mọc nổi tiếng nhất.
>>> Bún thang: Một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực xưa Hà Nội.
HỌC NẤU BÚN MỌC THEO KIỂU CỦA LÀNG MỌC
CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU CHO MÓN BÚN MỌC
Ảnh 2: Những nguyên liệu cơ bản cần chuẩn bị cho món bún mọc
-
400 gam sườn thăn.
-
300 gam xương ống.
-
50 gam giò sống.
-
2 - 3 tai mộc nhĩ khô.
-
Bún tươi vừa ăn.
-
Hành phi.
-
2 củ hành tím.
-
Hành lá, rau mùi, rau sống tùy sở thích.
-
Muối ăn, hạt nêm, dầu ăn, hạt tiêu.
>>> Những mẫu nồi áp suất tiện dụng cho gia đình.
CHI TIẾT CÁC BƯỚC LÀM BÚN MỌC
BƯỚC 1: HẦM XƯƠNG
Xương ống và sườn bạn đem rửa với nước lạnh. Sau đó cho vào nồi, luộc sơ qua với 1 thìa muối nhỏ để loại bỏ chất bẩn tồn đọng, làm sạch mùi hôi.
Ảnh 3: Hãy ninh xương ống thật kỹ để lấy hoàn toàn chất ngọt trong xương
Sau khi luộc, cho xương, sườn ra rổ rửa lại với nước lạnh 1 lần. Sau đó cho xương ống và nồi ninh với 2 thìa hạt nêm, 1 thìa muối tinh, 1,3 lít nước cho đến khi xương ra hết chất ngọt.
Phần sườn đã rửa đem ướp cùng với ⅓ thìa muối, 1 thìa hạt tiêu xay, 1 thìa hạt nêm. Đem tất cả trộn thật đều, ướp trong khoảng 15 phút để gia vị thấm đều.
>>> Mách bạn công thức nấu bún mắm miền Tây siêu chuẩn.
BƯỚC 2: LÀM MỌC
Mộc nhĩ ngâm với nước lạnh trong 2 tiếng cho nở, mềm. Rửa sạch, cắt chân mộc nhĩ rồi băm nhuyễn.
Ảnh 4: Mọc nên nặn thành từng viên nhỏ như quả quất
Trộn mộc nhĩ với giò sống và ¼ thìa cà phê hạt nêm. Sau đó vắt, nặn hỗn hợp đã trộn đều thành viên nhỏ như quả quất.
BƯỚC 3: NẤU NƯỚC DÙNG CHO BÚN MỌC
Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu sôi thì cho hành tím băm vào phi thơm. Cho sườn đã ướp vào xào qua cho thịt sườn se lại.
Ảnh 5: Xương cần được ninh kỹ để lấy hết nước ngọt
Vớt bỏ xương ống ra, sau đó cho phần sườn trên vào nồi nước dùng ninh thêm 20 phút. Cho mọc vào đun tiếp, khi mọc nổi hết lên trên nghĩa là nó đã chín.
>>> Mua ngay bình đựng thức ăn giữ nhiệt cao cấp của Elmich.
BƯỚC 4: CHUẨN BỊ BÚN VÀ TRÌNH BÀY THÀNH PHẦN
Bún tươi bạn trụng sơ với nước sôi. Sau đó để ráo nước, khi bún nguội thì chia vào từng tô vừa ăn.
Ảnh 6: Hãy trần bún với nước sôi trước khi ăn để loại bỏ bớt vị chua tự nhiên và làm mềm bún hơn
Thêm mọc, sườn, hành chẻ lên trên từng tô. Sau đó thêm nước dùng ngập mặt bún. Cắt hành lá, rau mùi và hành khô lên trên.
Nếu có thể ăn nhiều tiêu, bạn hãy thêm hạt tiêu lên trên bề mặt của bát bún. Nó sẽ làm dậy vị món ăn này hơn rất nhiều đấy.
NHỮNG BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI LÀNG MỌC ĐỂ CÓ MÓN BÚN SIÊU NGON
Nhiều người cho rằng, dù ăn ở đâu thì bún mọc vẫn không thể ngon như ở quê hương của nó. Dưới đây là những bí quyết của người dân làng Mọc để tạo ra những bát bún siêu ngon, nổi tiếng khắp nơi.
BÍ QUYẾT LÀM MỌC NGON
Như đã nói, mọc chính là thành phần quan trọng nhất của món bún này. Mọc ngon là phải dai, hơi giòn, không bị mềm hay nát.
Ảnh 7: Nên giữ mọc sống, chỉ trần ngay trước khi ăn
Ngoài việc chọn giò sống ngon, bạn hãy giữ mọc ở trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn mới trụng mọc trong nồi nước dùng là cách đảm bảo mọc ngon nhất.
MẸO NINH NƯỚC DÙNG NGON NHẤT
Khi chuẩn bị xương ống để ninh nước dùng, bạn nên chọn xương tươi, phần máu tủy vẫn còn sắc đỏ. Trong lúc trần xương với nước sôi, có thể thêm 1 lát gừng nhỏ để loại bỏ hoàn toàn những mùi khó chịu cố hữu của xương heo.
Ảnh 8: Xương ống đập dập sẽ làm nước ngọt hơn, ninh nhanh hơn
Xương ống sau khi trần xong bạn có thể dùng sống dao đập dập phần xương ống. Khi phần tủy bên trong lộ ra sẽ giúp nước dùng ninh nhanh và ngọt hơn rất nhiều so với bình thường.
Bạn hoàn toàn có thể dùng nồi hầm chuyên dụng, nồi áp suất để ninh xương nhé. Nó giúp giảm thời gian nấu nhưng vẫn đảm bảo xương ngọt dịu.
LÀM SAO ĐỂ NƯỚC DÙNG BÚN MỌC TRONG?
Nhiều người dùng phàn nàn rằng họ không thể làm nước dùng bún trong như ngoài quán. Điều này là do lọc nước dùng không kỹ còn lại các hạt máu, vụn xương khi ninh xương ống.
Ảnh 9: Lọc kỹ qua rây sẽ khiến nước dùng trong hơn nhiều
Để có được nước dùng trong veo, bạn cần lọc nước dùng 2 - 3 lần qua rây mau. Sau đó, lọc thêm một lần cuối cùng qua vải xô mỏng để loại bỏ hoàn toàn cặn. Chỉ như vậy nước dùng mới có thể trong được.
VỀ CÁC TOPPING ĂN KÈM BÚN MỌC
Hiện tại, do biến tấu của từng vùng miền nên bún mọc đã được thay đổi rất nhiều. Mỗi nơi, mọi người lại thêm những topping khác nhau cho món bún của mình. Từ đó, đảm bảo phù hợp với hương vị địa phương và làm đa dạng món ăn hơn.
Ảnh 10: Có nhiều cách biến tấu bún mọc ở khắp nơi trên cả nước
Dưới đây là một vài món ăn kèm bạn có thể cân nhắc:
-
Chân giò ninh nhừ.
-
Chả lụa thái mỏng.
-
Đậu hũ chiên cắt miếng nhỏ.
-
Chả lá lốt.
-
Rau muống chẻ ngâm nước muối.
Ảnh 11: Nhiều người thích ăn bún mọc với một chút rau muống chẻ
Khi ăn, bạn có thể thơm ớt, nước chanh tươi. Khi đó sẽ giúp hương vị bún thơm ngon hơn nhiều, nước dùng cũng trở nên thanh và ngọt hơn.
VỀ THÀNH PHẦN CỦA VIÊN MỌC
Ảnh 12: Bạn cũng có thể thêm nấm hương băm nhuyễn vào mọc nhé
Viên mọc được làm từ giò sống và mộc nhĩ là quen thuộc nhất. Nhưng nếu muốn có một chút biến tấu, bạn có thể thêm nấm hương và hành lá băm thật nhỏ vào đó. Nấm hương sẽ khiến mọc giòn và thơm hơn. Còn hành lại mang tới hương vị đặc trưng của các món nấu đấy.
LỜI KẾT
Như vậy, Elmich đã giới thiệu với bạn cách nấu bún mọc cùng những bí quyết siêu đơn giản để làm hương vị món ăn đậm đà hơn. Hãy trải nghiệm để gia đình mình có 1 món ăn siêu ngon cuối tuần nhé.