Nồi cơm điện giúp tạo ra những bữa cơm thơm ngon. Nhưng khi nồi cơm điện bị cháy đã làm ảnh hưởng đến hương vị của cơm và những món ăn được nấu từ nồi cơm điện. Vậy bạn có biết cả nồi cơm điện cơ và nồi điện tử đều có thể bị cháy? Nguyên nhân 1 phần do chính thói quen dùng nồi cơm sai cách của người sử dụng? Hay nếu chưa biết cách xử lý khi nồi cơm bị cháy ra sao, xem ngay phần chia sẻ của Elmich tại đây nhé!
1. Thói quen sử dụng nồi cơm điện sai lầm khiến nồi cơm điện dễ cháy
Lý do khiến nồi cơm điện cơ và điện tử bị cháy ở phần đáy nồi có thể do bạn lặp lại những thói quen dùng nồi cơm điện sai lầm dưới đây:
1.1. Không lau đáy nồi trước khi nấu
Việc vo gạo luôn trong lòng nồi cơm hoặc khi đong nước vào nồi để nấu đã làm nước chảy xuống đáy nồi. Nhưng bạn lại quên hoặc không bao giờ lau đáy nồi trước khi nấu khiến mâm nhiệt gặp nước khiến nồi chập cháy và phát ra những tiếng tách tách.
Tình trạng này diễn ra liên tục làm cho mâm nhiệt bị cháy tạo thành các đốm nổ đen. Hoặc do nước chảy vào khiến rơ le nhiệt bị cong vênh, lượng nhiệt truyền vào đáy nồi không đều khiến nồi cơm xuất hiện cháy.
1.2. Vệ sinh sai cách lớp chống dính
Lớp chống dính của nồi cơm điện đóng vai trò quan trọng. Không chỉ giúp lớp cơm hoặc thức ăn không bị dính ở đáy nồi mà bạn cũng dễ dàng vệ sinh nồi sau khi nấu. Tuy nhiên, nếu bạn vệ sinh ruột nồi cơm sai cách như: Dùng búi cọ sắt chà sát vào lớp chống dính hoặc thường xuyên dùng môi thìa sắt cạo đáy nồi cơm điện.
Việc này sẽ khiến lớp chống dính nồi bị bong tróc, làm mất khả năng chống dính của nồi cơm điện. Nên nếu bạn nấu cơm hoặc nấu các món ăn khác bằng nồi cơm điện có thể gặp tình trạng cơm cháy hoặc thức ăn khê ở phần đáy nồi.
Hình 1: Thói quen sử dụng nồi cơm điện không đúng cách khiến nồi cơm bị cháy
Tựu chung lại, việc dùng nồi cơm điện sai cách có thể khiến nồi cơm điện bị cháy. Bạn nên thay đổi những thói quen không tốt này để vừa hạn chế tình trạng cháy xuất hiện ở đáy nồi vừa giúp tăng tuổi thọ cho nồi cơm điện.
Ngoài thói quen dùng nồi cơm điện sai cách ra thì còn một số nguyên nhân khác cũng khiến nồi cơm bị cháy. Elmich sẽ liệt kê ngay sau đây kèm theo cách khắc phục.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục nồi cơm điện cơ bị cháy
Nếu gia đình bạn đang sử dụng nồi cơm điện cơ thì nguyên nhân nồi bị cháy có thể đến từ việc đong gạo - nước không đúng tỷ lệ, rơ le/ đáy nồi bị bám bẩn lâu ngày hoặc bấm lại thao tác nấu/cook nhiều lần,... Nguyên nhân và cách khắc phục cụ thể từng trường hợp như sau:
2.1. Tỷ lệ gạo - nước không hợp với dung tích nồi cơm điện
Nếu bạn cho lượng gạo quá lớn so với dung tích vốn có của nồi sẽ khiến nồi bị quá tải. Lượng nhiệt không đủ để truyền đều ra xung quanh nồi sẽ khiến gạo không thể chín ở phía trên mà vẫn cháy ở phía đáy. Trong khi nếu lượng gạo quá ít so với dung tích của nồi thì không đủ tạo 1 lớp nước ở đáy, nhiệt độ nấu thấp sẽ khiến gạo tiếp xúc trực tiếp với phần đáy nồi và tạo ra cháy.
Hình 2: Tỷ lệ gạo - nước và dung tích nồi không tương thích khiến cơm phần đáy nồi bị cháy
Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản. Vì nồi cơm điện cơ không được trang bị công nghệ cảm biến nhiệt như các loại nồi cơm điện điện tử nên trước khi nấu bạn chỉ cần đảm bảo nấu lượng gạo và lượng nước tương thích với dung tích của nồi là sẽ không còn thấy nồi cơm điện bị cháy nữa.
2.2. Đáy nồi và rơ le bị bám bẩn lâu ngày hoặc rơ le bị hỏng
Nếu bạn chắc chắn mình luôn nấu lượng gạo - nước phù hợp với dung tích nồi cơm điện nhà mình mà nồi vẫn có cháy thì hãy kiểm tra thêm bộ phận đáy nồi và rơ le. Nếu rơ le lâu ngày không được vệ sinh, cặn bẩn tích tụ hoặc đáy nồi bị bong lớp vỏ ngoài sẽ khiến cảm biến nhiệt không còn chính xác.
Hình 3: Đáy nồi và rơ le bị bám bẩn lâu ngày hoặc rơ le bị hỏng khiến cơm phần đáy nồi bị cháy
Tại thời điểm này, bạn có thể thấy cơm đã chín nhưng nồi không tự động chuyển sang chế độ ủ ấm (Warm) khiến cơm ở phần đáy nồi bị cháy. Để khắc phục tình trạng nồi cơm điện cơ bị cháy trong trường hợp này, bạn chỉ cần:
- Thường xuyên vệ sinh đáy nồi: Chỉ dùng dầu rửa bát, khăn mềm cùng 1 ít nước ấm để lau nhẹ phần đáy nồi. Sau đó rửa và lau sạch nồi bằng khăn mềm khô để đảm bảo trước khi nấu ruột nồi cơm khô hoàn toàn.
- Vệ sinh rơ le: Bạn chỉ dùng bàn chải lông mềm để loại bỏ các cặn bẩn ở dưới kẽ của rơ le. Tuyệt đối không vật sắc nhọn hay các chất tẩy rửa có axit mạnh sẽ làm hỏng bề mặt của nồi cơm. Bạn nên vệ sinh rơ le thường xuyên.
- Rơ le bị hỏng: Nếu đã vệ sinh rơ le mà nồi cơm điện vẫn bị cháy, bạn hãy kiểm tra xem rơ le có bị hỏng không. Nếu rơ le bị hỏng, nồi cơm sẽ luôn ở chế độ nấu và sẽ gây cháy nồi.
2.3. Bật nút nấu/cook lặp lại nhiều lần
Nhiều người có thói quen bật đi bật lại nút cook/nấu vì sợ nấu lượng gạo nhiều cơm không chín được hoặc nhỡ tay cho nhiều nước, sợ cơm bị nhão nên bật vài lần nút nấu/cook,... thì đây chính là nguyên nhân khiến nồi cơm bị cháy. Thường xuyên lặp lại thói quen này thậm chí còn khiến mâm nhiệt/ đáy nồi cơm bị hỏng do điện chập chờn.
Nếu bạn luôn phải nấu lượng gạo lớn, cho nhiều người ăn mỗi ngày, bạn nên đổi sang một nồi cơm điện có dung tích lớn hơn. Hoặc chia nhỏ số lượng gạo để nấu thành nhiều lần. Việc này sẽ giúp nồi hoạt động bình thường, bạn không phải ấn đi ấn lại nhiều lần chế độ cook/ nấu.
3. Nguyên nhân và cách khắc phục nồi cơm điện điện tử bị cháy
Các dòng nồi cơm điện điện tử hiện nay mặc dù được trang bị công nghệ cảm biến nhiệt, tự động làm chín cơm mà không cần đến các thao tác cơ học của người dùng nên không mấy khi bị cháy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nồi cơm điện điện tử cũng vẫn bị cháy. Cụ thể:
3.1. Đặt chế độ nấu hoặc dùng loại gạo không phù hợp
Nồi cơm điện điện tử hiện đại, có rất nhiều chế độ nấu khác nhau. Nên nếu dùng chưa quen bạn rất dễ thao tác nhầm, chọn sai tính năng nấu hoặc tùy chọn loại gạo cũng sẽ khiến nồi cơm bị cháy. Do đó, bạn nên tìm hiểu các tính năng nấu cơm của nồi điện tử thật kỹ trước khi dùng. Chẳng hạn:
- Nút tính năng/ Function nếu bạn muốn chọn tính năng nấu tự động gồm: nấu nhanh, nấu tiêu chuẩn, nấu chậm,...
- Tùy chọn gạo/ Rice type option để nấu các loại gạo tám, bắc thơm, gạo lứt và các loại gạo khác.
- Tùy chọn khẩu vị/ Taste: Nấu dẻo, mềm hoặc nấu tiêu chuẩn,...
- Nút bắt đầu/ Start.
Hình 4: Bạn chọn nhầm chế độ nấu cũng khiến nồi cơm điện điện tử bị cháy
3.2. Bộ phận gia nhiệt đã có vấn đề
Sau khi đã chọn xong chế độ nấu, bạn sẽ bấm nút bắt đầu nấu. Lúc này, điện năng được cấp cho bộ phận gia nhiệt giúp điện năng chuyển thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi giúp gạo chín. Nên khi bộ phận gia nhiệt có vấn đề sẽ khiến lượng nhiệt năng truyền đến lòng nồi cơm điện quá cao khiến cơm ở phần đáy nồi bị cháy.
Nguyên nhân khiến bộ phận gia nhiệt hỏng có thể do nồi cơm bị va đập thường xuyên hoặc do cách vệ sinh nồi chưa đúng. Hoặc do bạn dùng nồi cơm điện điện tử ăn lẩu hay ninh hầm liên tục trong nhiều giờ. Do đó, để không khiến bộ phận gia nhiệt của nồi cơm điện bị hỏng, bạn cần thay đổi những thói quen dùng và vệ sinh nồi cơm điện điện tử kể trên.
4. Tổng kết
Trên đây là những nguyên nhân khiến nồi cơm điện bị cháy kèm theo các cách khắc phục khi nồi nấu cơm bị cháy nhanh nhất. Tuy nhiên, Elmich cho rằng cách tốt nhất để không phải ăn cơm cháy đó là bạn nên chọn một nồi cơm điện chất lượng, có lớp chống dính bền bỉ đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.
Bạn có thể cân nhắc chọn các nồi cơm điện điện tử Elmich bởi sản phẩm được trang bị công nghệ cảm biến nhiệt hiện đại. Không chỉ giúp bạn tạo ra nhiều món ăn ngon, từng hạt cơm trắng mềm thơm dẻo mà còn có lớp chống dính cực kỳ bền bỉ, bạn hoàn toàn không gặp tình trạng cơm bị cháy.
Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web. Đội ngũ tư vấn viên của Elmich sẽ giúp bạn sở hữu được mẫu nồi cơm điện ưng ý nhất.