Ngay cả khi bạn sử dụng nồi cơm điện cao tần thì cơm cũng hoàn toàn có thể bị sống. Tình trạng này xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cả về chủ quan và khách quan. Vậy nếu gặp phải tình trạng này thì chúng ta cần phải làm thế nào. Cùng Elmich tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng nồi cao tần nấu cơm bị sống trong bài viết nhé.
1. Nồi cơm điện cao tần là gì?
Nồi cơm điện cao tần IH là loại nồi điện tử sử dụng công nghệ đốt trong - Induction Heating và công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc. Nồi cơm sẽ được làm nóng trực tiếp hoàn toàn không cần sử dụng mâm nhiệt.
Hình 1: Nồi cao tần là thiết bị giúp nấu cơm ngon nhất hiện nay
Đây chính là cơ chế hoạt động của bếp từ. Từ đó, giúp cho việc nấu cớm trở nên ngon hơn cũng như bảo toàn dinh dưỡng của gạo. Các loại nồi cao tần tại Việt nam hiện nay chủ yếu là hàng nội điện Nhật hoặc xuất khẩu Nhật.
2. Nguyên nhân nồi cao tần nấu cơm bị sống?
Nồi cơm cao tần được đánh giá là thiết bị nấu cơm ngon nhất hiện nay. Thế nhưng, nhiều người không có kinh nghiệm khi nấu cơm vẫn bị sượng, sống. Tình trạng này xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:
2.1. Do nấu quá nhiều cơm cùng 1 lúc
Mỗi một loại nồi sẽ lại được làm với dung tích cố định khác nhau. Khi sử dụng, bạn cần phải tuân thủ đúng định mức nhà sản xuất đưa ra. Như vậy, việc nấu cơm mới chín và ngon được. Ví dụ như các loại nồi cơm cao tần có dung tích 1,8 lít chỉ nên dùng để nấu lượng gạo cho khoảng từ 3-4 người ăn.
Nếu như chúng ta nấu lượng cơm nhiều hơn thì sẽ khiến cho nồi bị quá tải. Nồi cao tần sẽ không thể cung cấp đủ nhiệt cho toàn bộ số gạo. Như vậy, cơm sau khi hoàn thành sẽ có chô chín, chỗ sượng rất khó ăn. Trong trường hợp có nhiều người ăn, bạn có thể đầu tư một thiết bị với dung tích lớn hơn hoặc chia thành nhiều lần nấu.
2.2. Nấu cơm không đủ nước
Nguyên nhân tiếp theo khiến nồi cao tần nấu cơm bị sống đó là chọn gạo không ngon và cho không đủ nước. Mỗi loại nồi sẽ hỗ trợ khả năng nấu nướng khác nhau nhưng nếu nước không đủ nước thì cơm cũng không thể ngon.
Nếu cho quá nhiều nước cơm sẽ bị nhão, ít nước cơm sống, sượng và khó ăn. Tuỳ từng loại gạo, bạn chọn đong nước sao cho phù hợp nhé.
Hình 2: Đong nước chưa chính xác khiến cơm bị sống
2.3. Chọn sai chế độ nấu
Các loại nồi điện cao tần có nhiều chế độ nấu khác nhau như: cơm, cháo, canh, hầm hay giữ ấm. Nếu như bạn chọn sai chế độ thì chắc chắn cơm sẽ chín không đều và không mềm như mong muốn. Lý do là vì mức gia nhiệt của nồi không phù hợp với chế độ nấu.
Vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ về các chế độ và chọn đúng để hạn chế tình trạng này. Nếu bảng điều khiển tiếng nước ngoài, hãy dán giấy note để tất cả mọi người cũng biết cách nấu cơm chính xác.
2.4. Do rơ le của nồi có vấn đề
Rơ le là thiết bị giúp cho nồi cơm điện chuyển từ chế độ nấu sang chế độ ủ nóng để hạn chế cơm cháy, khê. Lúc này, hạt cơm gần như đã nở đều và chỉ cần thêm chút thời gian là cơm có thể ráo nước hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nồi bị quá nhiệt sẽ khiến cho rơ le nhảy quá sớm làm cho nhiệt độ nồi hạ đột ngột nhưng hạt gạo vẫn chưa đủ thời gian để chín. Điều này khiến cho hạt gạo bị sượng, sống.
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần mang nồi cơm đi sửa tại các cửa hàng đồ điện hoặc bảo hành tại các trang tâm. Bởi đây là lỗi thuộc về kỹ thuật rất khó để tự sửa tại nhà.
Hình 3: Rơ le nồi có vấn đề sẽ không truyền được đủ nhiệt giúp cơm chín
2.5. Do đáy nồi bị cong
Nồi cao tần nấu cơm bị sống cũng bởi một nguyên nhân nữa đó chính là do đáy nồi cơm điện quá cong. Điều này sẽ khiến cho bề mặt tiếp xúc của nồi không được nhiều khiến, không đủ nhiệt và cơm không thể chín đều.
Đối với các loại nồi cao tần, bạn hoàn toàn có thể mua lòng nồi mới để thay thế. Chúng sẽ được bán tại các trung tâm bảo hành cũng như hàng đồ điện chuyên dụng. Tuỳ loại nồi, bạn hãy cân nhắc để lựa chọn lòng nồi phù hợp nhé.
2.6. Do dây điện và nguồn điện
Nguồn điện chập chờn, không ổn định cũng là yếu tố không nhỏ khiến cho cơm bị sống. Đối với lỗi này, bạn có thể nhận ra bằng cách đèn điện nồi cơm không sáng hoặc lúc sáng lúc tối. Sở tay vào vỏ nồi chỉ hơi nóng hoặc không nóng.
Bạn nên chuyển nồi sang vị trí ổ điện khác để kiểm tra. Nếu nồi vẫn chưa hoạt động ổn định, bạn cần kiểm tra cầu chỉ, công tắc và dây điện để xem tình trạng nồi cơm của mình như thế nào. Với lỗi này, bạn cần nhờ đến những người có kinh nghiệm sửa chữa để khắc phục nhanh chóng.
Hình 4: Nguồn điện có vấn đề cũng khiến cơm bị sống
3. Cách khắc phục hiệu quả phần cơm bị sống
Nguyên nhân nồi cao tần nấu cơm bị sống bạn đã nắm được. Mỗi một tình huống cũng đã có cách để xử lý riêng. Tuy nhiên, nếu chẳng may nấu cơm bị sống, sượng thì bạn có thể giải quyết theo những cách sau đây:
3.1. Dùng nước sôi hoặc rượu
Nếu như nấu cơm không chín, bị sống toàn bộ nồi thì có thể dùng nước sôi hoặc rượu để khắc phục. Không nên dùng nước lại sẽ khiến gạo không nở được mà ngậm nước bị nhão.
Bạn cho nước sôi vào ngập cơm sống trong nồi và ấn nút nấu lạ. Còn nếu dùng rượu, bạn cho theo tỷ lệ 1 phần rượu trắng với 10 phần cơm rồi để nấu tiếp.
3.2. Dùng xửng hấp
Cách thứ 2 để khắc phục tình trạng cơm bị sống đó là dùng xửng hấp. Rất đơn giản, bạn xới đều cơm bên trong và dàn đều trên xứng hấp rồi đun trong khoảng 15 phút, cơm sẽ nở đều và ngon hơn. Chú ý là không nên mở nồi thường xuyên sẽ khiến cho hơi nước thoát ra ngoài khiến cơm không chín được.
3.3. Dùng lò vi sóng
Lò vi sóng cũng là thiết bị giúp “chữa cháy” cơm hiệu quả. Bạn chỉ cần cho cơm vào bát và dùng 2 tờ khăn vải xô hoặc khăn chuyên dụng đã ngâm vào nước và đặt lên bát và tiến hành quay lò trong 2 phút là đã có cơm ăn.
Hình 5: Sử dụng lò vi sóng để xử lý tình huống nồi cao tần nấu cơm bị sống
4. Một số lưu ý giúp hạn chế tình trạng cơm bị sống
Để hạn chế tình trạng cơm bị sống, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm nhỏ sau đây:
- Không ấn nút ‘’Nấu’’ liên tục nhiều lần làm gián đoạn quy trình nấu cơm đã được lập trình sẵn. Như vậy, nhiệt độ sẽ nóng liên tục khiến cơm bị rút nước nhiều bị sống và khô.
- Trước khi nấu cơm, hãy lau sạch lõi nồi cơm giúp nhiệt lượng truyền đều khắp lòng nồi. Như vậy, cơm cũng sẽ không bị sống, sượng.
- Không nên nấu cơm trực tiếp bằng lòng nồi lên bếp gas để nấu như vậy, lửa sẽ chỉ tập trung vào 1 vị trí khiến cơm không chín đều. Ngoài ra, nhiệt lượng quá lớn bên dưới cũng sẽ khiến cho lòng nồi bị bóp méo.
- Sử dụng 2 tay đặt lòng nồi vào đúng vị trí cho khớp. Nhờ đó, nồi sẽ được truyền nhiệt điều hơn giúp cho cơm không bị sống.
- Nên vệ sinh nồi ít nhất 1 lần/tuần bằng cách tháo các bộ phận như lõi nồi, vung, van xả… Sau đó, dùng miếng bọt biển khô hoặc khăn giấy để vệ sinh đáy nồi.
Hình 6: Ghé Elmich chọn mua nồi cao tần chất lượng nấu cơm ngon mỗi ngày
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến tình trạng nồi cao tần nấu cơm bị sống dành cho những ai đang quan tâm. Elmich hy vọng bạn đã có cách xử lý riêng cho bản thân mình.