Inox là một trong những chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: nội thất, vận tải, cơ khí và đặc biệt là trong việc sản xuất đồ gia dụng. Riêng ứng dụng trong sản xuất đồ dùng nhà bếp, có đến 4 loại inox gồm: 304, 201, 410 và 430. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này Elmich Việt Nam sẽ giúp bạn khám phá nhiều điều có thể bạn chưa biết về riêng loại inox 430. Mời tham khảo!
Inox 430 là gì?
Inox loại 430 chính là một dạng thép không gỉ - Ferritic, được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ gia dụng và công nghiệp. Thành phần hóa học của Ferritic gồm: khoảng 16 - 18% Crom, hàm lượng Carbon thấp (khoảng 0,08%) và không có hoặc có rất ít (khoảng 0,75%) Nickel.
Hình 1: Inox loại 430 là một dạng thép không gỉ, chứa khoảng 16 - 18% Crom, khoảng 0.08% carbon
Nhờ đặc điểm thành phần kể trên mà inox loại 430 được đánh giá cao trong việc chống ăn mòn, gỉ sét nếu được ứng dụng ở môi trường khô ráo, không yêu cầu vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu ở nơi ẩm ướt và có nhiều axit mạnh, inox loại 430 rất dễ bị ăn mòn. Với đặc tính như vậy thì loại inox loại 430 có tốt không?
2. Giải đáp nhanh: Inox 430 có tốt không?
Để giải đáp thắc mắc inox loại 430 có tốt không, Elmich cung cấp thông tin về ưu điểm và nhược điểm của loại inox này chi tiết qua bảng dưới đây:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Có thể chống ăn mòn tốt nếu ở môi trường không khí khô ráo; - Trọng lượng nhẹ, khả năng gia công tốt; - Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành. Nếu đồ gia dụng làm từ inox loại 430 thì rất an toàn cho người dùng, có thể nấu được trên bếp gas, bếp từ; - Đặc biệt, giá thành inox loại 430 rất rẻ. |
- Có thể bị gỉ, hoen ố và mất chất rất nhanh nếu ở môi trường ẩm ướt, độ axit cao hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất ăn mòn như muối biển; - Tuổi thọ sản phẩm làm từ inox loại 430 không cao. |
Bảng tổng hợp ưu điểm, nhược điểm của inox loại 430 chi tiết
Tựu chung lại, đáp án chính xác cho câu hỏi “inox loại 430 có tốt không”, Elmich cho rằng tùy vào yêu cầu và ứng dụng cụ thể của sản phẩm. Chẳng hạn, nếu sản phẩm chỉ dùng ở môi trường không khí khô ráo, không yêu cầu thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thì inox loại 430 là một lựa chọn hợp lý và rất kinh tế.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn inox loại 430 để sản xuất đồ gia dụng chuyên dùng tại các khu vực bếp ăn hoặc trong những không gian ẩm ướt thường xuyên, khả năng ăn mòn nhanh thì nên chọn loại inox khác (có thể là inox 304 hoặc 316) để bảo đảm sản phẩm dùng được lâu dài, hạn chế sửa chữa. Không nên ham rẻ mà chọn inox loại 430.
3. Cách kiểm tra thiết bị là inox loại 430
Như đã chia sẻ, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại inox khác nhau. Đặc điểm chung của chúng đều có bề mặt sáng bóng, láng mịn. Nếu bạn muốn kiểm tra một thiết bị hoặc sản phẩm nào đó có phải được sản xuất từ inox loại 430 không thì có thể sử dụng nam châm.
Bạn đặt cục nam châm gần vào thiết bị/ sản phẩm bạn nghi ngờ được làm từ inox 430 và quan sát xem nam châm có dính chặt vào bề mặt của inox hay không. Trong trường hợp nam châm không bị đẩy ra thì đó chính là inox loại 430. Elmich chia sẻ thêm rằng, nếu thiết bị được làm từ inox 304 chất lượng thì nam châm sẽ không dính vào bề mặt sản phẩm mà sẽ bị đẩy ra.
Hình 2: Nếu là inox loại 430 sẽ hút nam châm cực mạnh
Tựu chung lại, chỉ cần bạn sử dụng một cục nam châm là có thể dễ dàng kiểm tra sản phẩm bạn muốn mua được làm từ chất liệu inox loại 430 hay một loại inox khác, không giống với những gì mà người bán quảng cáo. Phương pháp kiểm tra rất đơn giản phải không ạ!
4. Inox loại 430 giá bao nhiêu?
Mặc dù tồn tại một số nhược điểm nhưng inox loại 430 lại rất được lòng người dùng khi có giá thành vô cùng rẻ. Theo đó, giá trung bình của inox loại 430 chỉ dao động từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá của loại inox này có thể sẽ khác nhau tùy vào thị trường, tùy từng vùng địa lý và có một số yếu tố tác động đến giá inox 430 như: nhà sản xuất, số lượng đặt mua, chất lượng thiết bị/ sản phẩm,...
Hình 3: Inox loại 430 có giá bán rẻ, chỉ từ 15.000 đồng - 30.000 đồng/kg
Do đó, muốn có báo giá inox 430 chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị sản xuất hoặc nhà cung cấp. Đồng thời, tham khảo thêm báo giá cụ thể trên thị trường qua các kênh tìm kiếm trên internet khác để đàm phán và có mức giá ưng ý nhất.
5. Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế của inox loại 430
Với ưu điểm của mình, inox loại 430 được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, cụ thể:
- Vật liệu xây dựng: Inox loại 430 có khả năng chịu được oxi hóa và chống ăn mòn ở mức thấp. Nên chất liệu này thường được dùng trong các công trình như tay vịn cầu thang, cửa ra vào hoặc một số thiết bị vệ sinh.
- Ngành công nghiệp hóa chất: Cũng nhờ khả năng chống ăn mòn, oxy hóa tốt nên inox loại 430 được ứng dụng nhiều trong môi trường ăn mòn và liên quan đến hóa chất.
Hình 4: Inox loại 430 được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất
- Sản xuất thiết bị gia dụng: Nhờ giá thành rẻ nên inox loại 430 được ứng dụng để sản xuất nhiều thiết bị gia dụng phổ biến hiện nay như: máy rửa chén, tủ lạnh, lò vi sóng, bếp gas và nhiều thiết bị khác.
- Ngành y tế và công nghiệp chế biến thực phẩm: Với nhiều ưu điểm thiết thực, inox loại 430 được ứng dụng trong nhiều thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm và sản xuất các thiết bị và dụng cụ dùng trong ngành y.
- Công nghiệp ô tô: Inox loại 430 được ứng dụng để sản xuất một số bộ phận của ô tô như nắp bình xăng, cơ khí và các bộ phận khác.
6. F.A.Q - Một số câu hỏi thường gặp về inox loại 430
6.1. Inox loại 430 có bị nhiễm từ không?
Mặc dù inox loại 430 có thể hút chặt nam châm nhưng lại không phải một loại nam châm. Vì vậy, loại inox này hoàn toàn không có khả năng nhiễm từ tính. Tuy nhiên, trên thực tế nếu inox loại 430 chịu tác động của từ trường mạnh, chẳng hạn từ một nam châm cực mạnh thì chúng lại trở thành một nam châm tạm thời.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất cũng như gia công inox loại 430, chúng hoàn toàn có khả năng bị nhiễm từ do tương tác với một số vật liệu có từ tính mạnh. Vì vậy, trên bề mặt của một số sản phẩm có thể xuất hiện vài vết bẩn. Tuy nhiên, các vết bẩn này không hề ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính năng của sản phẩm.
Do đó, để tránh những vết bẩn xuất hiện làm mất thẩm mỹ của sản phẩm, quá trình sản xuất và gia công sản phẩm cần được thực hiện trong môi trường không có tác động của từ tính mạnh.
6.2. Inox loại 430 có bị gỉ sét không?
Như đã chia sẻ, inox loại 430 có xuất hiện gỉ sét nếu ở môi trường oxy hóa hoặc có tính axit nhưng mức độ ăn mòn được đánh giá là thấp hơn một số loại inox austenitic có chứa niken. Lý giải điều này là do inox loại 430 không có niken hoặc có thì tỉ lệ cực kỳ thấp, không đáng kể.
Nhưng nếu ứng dụng inox loại 430 trong môi trường có các chất ăn mòn cực mạnh như muối, khí muối, axit mạnh chắc chắn bề mặt của sản phẩm chứa inox loại 430 sẽ xuất hiện gỉ sét. Chính vì vậy, việc sử dụng và bảo quản các thiết bị/ sản phẩm có chứa inox loại 430 trong những môi trường kể trên là rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm không bị gỉ và giữ được độ bền lâu dài.
7. Tổng kết
Trên đây là các thông tin cơ bản về inox 430 và một số ứng dụng của loại inox này trong thực tế. Elmich tin rằng nếu bạn đã và đang có ý định sử dụng các thiết bị/ sản phẩm được sản xuất từ inox loại 430 thì sẽ chuẩn bị phương pháp bảo quản phù hợp giúp giữ sản phẩm bền bỉ theo thời gian.