Chảo chống dính được coi là “cứu tinh” của các bà nội trợ và là bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực bếp núc. Ngày càng có nhiều các loại chảo chống dính khác nhau, tất cả được quyết định bởi lớp chống dính bên trong. Vậy chất chống dính trên nồi chảo là gì? Làm sao bảo quản lớp chống dính hiệu quả để kéo dài tuổi thọ của các vật dụng này? Elmich sẽ giúp bạn có câu trả lời cho mình.
1. Lớp chống dính của chảo là chất gì?
Bạn có biết vì sao lại có nhiều loại chảo chống dính đến vậy không? Đó chính là nhờ vào các chất chống dính trên nồi chảo. Ngay sau đây sẽ là liệt kê các chất phổ biến được sử dụng để làm lớp chống dính này này nhé.
1.1. Polytetrafluoroethylene (PTFE)
Polytetrafluoroethylene còn được biết đến với cái tên Teflon. Lớp phủ chống dính Teflon chính thức được nhà khoa học Roy Plunkett giới thiệu vào năm 1938. Đặc điểm nổi bật của chất này là:
- Đây là hợp chất hữu cơ có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt cực kỳ hiệu quả. Bề mặt trơn láng, hạn chế bám dính của thức ăn.
- Độ bền và tuổi thọ cao của Teflon cũng tương đối cao với khả năng phân hủy ở nhiệt độ cao trên 300 - 400 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ nấu nướng thông thường sẽ chỉ trong khoảng từ 130 - 190 độ C.
- Hợp chất này không gây hại cho người dùng vì chúng khó hấp thu ngay cả khi được đưa vào cơ thể. Nếu có thì đó là bởi lớp keo dính giữa Teflon và kim loại.
Hình 1: Chảo sử dụng lớp chống dính Polytetrafluoroethylene
1.2. Dyflon
Lớp chống dính Dyflon do thương hiệu Dyflon đến từ Hàn Quốc nghiên cứu và cho ra mắt người dùng. Trong đó, chúng được tạo ra từ một loại chất tổng hợp từ khoáng vô cơ. Về tính chất, Dyflon tương tự như gốm.
- Điểm nhận biết của chất chống dính trên nồi chảo đó chính là:
- Bề mặt chảo bóng loáng đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Độ chống dính tốt, có khả năng chống chịu được các tác nhân gây ăn mòn.
- Khả năng chịu nhiệt của lớp chống dính này lên đến 450 độ C.
Hình 2: Lớp chống dính Dyflon đến từ Hàn Quốc
1.3. Ceramic
Ceramic được cấu tạo từ các hợp chất khoáng vật và men gốm giúp tạo nên một bề mặt có tính bền bỉ cao. Đồng thời, toả nhiệt đều ra khắp bề mặt chảo. So với PTFE, độ an toàn của Ceramic cao hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình nấu nướng ít bị trầy xước nhưng vẫn có thể mất đi lớp chống dính khi sử dụng được một thời gian. Vì thế, bạn cần nhẹ nhàng trong quá trình sử dụng và vệ sinh chảo.
Hình 3: Ceramic được sử dụng làm lớp chống dính cho chảo
1.4. Greblon
Greblon là hệ thống phủ chống dính do công ty Weilburger Coatings GmbH. Greblon sản xuất. Trong đó, được chia thành nhiều sản phẩm cứa tính chất cũng như có những ứng dụng khác nhau.
Thành phần bên trong của lớp chống dính này bao gồm các chất phủ khác nhau đó là PTFE, silicone, ceramic, kim loại cũng như các chất khác. Với những thành phần này giúp cho lớp chống dính Greblon có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt và bền bỉ.
Hình 4: Greblon đảm bảo khả năng chống dính cao
1.5. Whitford
Chất chống dính trên nồi chảo Whitford được sản xuất bởi công ty Whitford Worldwide. Hệ thống chống dính này có sự kết hợp của rất nhiều lớp phủ khác nhau. Trong đó có ceramic, PTFE, silicone và các hợp chất khác.
Chất chống dính Whitford có ưu điểm là tạo ra bề mặt không dính và chống trầy xước hiệu quả. Khả năng chịu nhiệt tốt và rất dễ dàng để làm sạch.
Hình 5: Chất chống dính Whitford
1.6. Maifan
Cuối cùng trong số các chất được sử dụng để làm lớp chống dính trên nồi và chảo đó chính là Maifan. Đây là chất chống dính tự nhiên hay còn gọi là đá hoa cương bao gồm các thành phần khoáng và vi lượng đó là silic, sắt, kẽm, nhôm, canxi, magie, và kali.
Ngoài khả năng chống dính, Maifan còn phản ứng với các ion dương có bên trong các loại thực phẩm. Từ đó giúp tăng hương vị cũng như chất dinh dưỡng bên trong. Bên cạnh đó, Maifan còn tạo cho sản phẩm khả năng chống dính cao, kháng khuẩn tốt và khử mùi hiệu quả.
Hình 6: Maifan đảm bảo an toàn với thực phẩm
2. Nồi, chảo chống dính có an toàn
Việc sử dụng nồi, chảo chống dính có an toàn không hẳn là điều được nhiều người quan tâm. Bởi các lớp chống dính này được làm từ nhiều hợp chất khác nhau với những tính chất riêng. Tuy nhiên, theo nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất chống dính này sẽ không bị phá vỡ cấu trúc ở điều kiện nhiệt độ nấu nướng.
Còn việc lớp chống dính bị bong tróc sau một thời gian sử dụng là điều tất yếu vì trong quá trình nấu nướng không tránh khỏi sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến từ đồ ăn. Trong quá trình vệ sinh, người dùng không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh hay cọ cứng sẽ khiến cho bề mặt bong tróc.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng duy nhất 1 nồi hoặc 1 chảo chống dính trong thời gian dài. Tối đa chỉ nên dùng trong 2 đến 3 năm mà thôi.
Theo nghiên cứu từ nhà khoa học nội tiết Suzanne Fenton đang làm việc tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường (Hoa Kỳ), phụ nữ mang thai, đang cho con bú nên hạn chế dùng chảo chống dính. Lý do là vì chất PFOA có trong chảo liên quan trực tiếp với các vấn đề phát triển của trẻ em.
Hình 7: Chất chống dính trên nồi chảo đảm bảo an toàn cho người dùng
3. Cách vệ sinh chảo chống dính hiệu quả
Để đảm bảo sử dụng chảo chống dính hiệu quả và lâu dài thì việc bảo vệ chất chống dính trên nồi chảo là rất quan trọng. Tiếp theo sau đây sẽ là cách vệ sinh chảo dành cho những ai đang quan tâm.
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần để nguội chảo trước khi vệ sinh để không gây hại cho lớp chống dính cũng như khiến bản thân bị bỏng.
- Bước 2: Sử dụng khăn ướt hoặc giấy vệ sinh giúp làm sạch tạp chất cũng như dầu mỡ, mảng thức ăn cứng. Trong trường hợp có vết bám cứng đầu, chúng ta hãy ngâm một chút trong nước ấm nhé.
- Bước 3: Chỉ nên dùng các chất tẩy rửa dịu nhẹ để làm sạch và vệ sinh chảo. Vì chất tẩy mạnh sẽ làm hỏng lớp chống dính.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh, hãy đặt chảo vào nơi khô ráo, thoáng mát để chúng có thể khô tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại khăn mềm để lau khô giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản.
Hình 8: Đảm bảo vệ sinh chảo chống dính chính xác
4. Những lưu ý để sử dụng chảo chống dính bền bỉ
Không chỉ quan tâm đến vấn đề vệ sinh, khi sử dụng, bạn cũng cần chú ý đến những điều sau:
- Cho dầu ăn và làm nóng chảo trước khi nấu ngăn chặn thức ăn dính vào chảo.
- Sử dụng nhiệt độ nấu phù hợp với từng loại đồ ăn để không làm hỏng lớp chống dính bên trên.
- Tránh sử dụng chảo chống dính cho các lò nướng để không làm hỏng chất chống dính trên nồi chảo.
- Hạn chế dùng các loại thức ăn sắc, nhọn cho nồi, chảo chống dính vì có thể làm xước bề mặt chống dính.
- Không nên dùng hoá chất tẩy rửa mạnh cũng như cọ cứng để làm sạch bề mặt chảo, nồi. Hạn chế làm hỏng bề mặt chống dính của chảo, nồi.
- Bảo quản chảo ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạn chế tình trạng bề mặt bị ẩm mốc, ăn sâu vào thành phần thiết bị. Đồng thời khó làm sạch và vệ sinh các vết bẩn này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản có liên quan đến chất chống dính trên nồi chảo dành cho những ai đang quan tâm. Elmich hy vọng đã có thể giúp bạn nắm bắt rõ hơn thành phần, cấu tạo của sản phẩm giúp việc sử dụng hiệu quả.