Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một ly nước ép tươi ngon, bổ dưỡng do chính tự tay làm. Thêm chút đá mát lạnh nữa là đủ để giải nhiệt cơn khát mùa hè. Nhưng để làm được điều đó thì máy ép chậm sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng máy ép chậm thế nào để đạt hết công năng nhưng luôn bền bỉ và dài lâu chưa? Nếu chưa, hãy cùng Elmich khám phá ngay nhé.
1. Đôi nét về máy ép chậm
Máy ép chậm được hiểu đơn giản là một chiếc máy ép trái cây. Nhưng so với các dòng máy thông thường trước đây thì máy ép chậm mang nhiều tính năng được cải tiến hơn, tiện ích hơn.
Máy ép hoa quả chậm sử dụng động cơ giảm tốc trục vít thay vì động cơ ly tâm. Nhờ đó, máy tạo ra tốc độ ép rất chậm, chỉ khoảng 30 - 90 vòng/phút. Đây cũng là ưu điểm và lợi thế lớn nhất, giúp máy ép chậm tạo ra những chức năng, hiệu quả ép nước tốt hơn hẳn so với máy ép trái cây thông thường như:
- Giảm tiếng ồn, ít sinh nhiệt.
- Ép được tất cả các loại củ, quả và rau, lá, hạt; trong khi máy ép thường không thể dùng để ép các loại lá và rau.
- Khả năng ép nước gấp 2 lần nên ép được hết toàn bộ lượng nước có trong các nguyên liệu.
- Chất lượng nước ép đậm đặc hơn, ít lẫn bã, không bị tách nước, không bị tách màu.
- Bảo toàn được tới 98% các vitamin và dưỡng chất nên hương vị nước ép thơm ngon, thật vị hơn.
Hình 1: Máy ép chậm giúp ép sạch toàn bộ nước trong trái cây
2. Hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm “đúng chuẩn”
Một chiếc máy ép chậm sẽ làm việc đúng hiệu năng cũng như hoạt động bền bỉ và kéo dài được tuổi thọ chỉ khi nó được sử dụng đúng cách. Vì thế, Elmich Việt Nam xin chia sẻ cách sử dụng máy ép chậm chuẩn qua 7 bước sau:
2.1. Bước 1: Làm sạch các bộ phận của máy ép trước
Để đảm bảo nước ép luôn trọn vị tự nhiên cũng giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là phải vệ sinh các bộ phận bên trong máy. Nhất là khi mới lần đầu sử dụng. Trước tiên, bạn tháo rời các bộ phận trừ mô- tơ, mang đi rửa sạch, để ráo nước sau đó dùng vải sạch để lau khô.
Hình 2: Làm sạch các bộ phận máy ép trước khi sử dụng
2.2 Bước 2: Lắp ráp các bộ phận và kiểm tra nguồn điện
Sau khi các bộ phận chi tiết máy được tháo rời để vệ sinh làm sạch xong, bây giờ bạn cần lắp ráp chúng lại thật chính xác theo các vị trí. Nhớ tham khảo cẩn thận theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trên cuốn sách hướng dẫn sử dụng.
Kế tiếp, bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng các mối nối khớp đều được khóa chặt lại với nhau. Đồng thời, dây điện và phích cắm máy còn nguyên vẹn không hay là bị đứt gãy, các bộ phần còn dính nước…. Việc kiểm tra này sẽ không bao giờ thừa với bạn. Bởi đây là cách sử dụng máy ép chậm để đảm bảo an toàn, phòng ngừa xảy ra cháy nổ, chập điện hoặc các sự cố, vấn đề khác.
Hình 3: Lắp ráp và kiểm tra nguồn điện để phòng ngừa sự cố chập điện
2.3. Bước 3: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
Đã lắp máy ép chậm xong thì cần phải có nguyên liệu để máy hoạt động, mà muốn có nguyên liệu thì chúng ta cần phải đi chuẩn bị. Thành phẩm một ly nước ép hoa quả hay rau củ có chất lượng và bổ dưỡng hay không thì bước chọn nguyên liệu tươi ngon rất quan trọng. Vì thế, hãy chọn nguyên liệu lại những cơ sở uy tín, sau đó đem về rửa sạch và sơ chế trước tiến hành ép.
- Với những rau quả có kích thước lớn, cứng như cà rốt, táo, hoặc ổi thì nên xắt thành từng miếng nhỏ vừa với ống tiếp nguyên liệu.
- Với những rau, quả có kích thước nhỏ hoặc mềm như dâu tây, nho, rau má, cần tây,…thì có thể bỏ vào trực tiếp là được.
Hình 4: Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu
2.4. Bước 4: Đặt khay chứa bã và ly chứa nước ép
Kế tiếp phần chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu là bạn cần đặt chính xác các bộ phận như khay chứa bã và khay đựng nước ép theo đúng vị trí của chúng. Bởi khác với máy ép trái cây thông thường thì thiết bị có đặc điểm là phần bã và nước ép sẽ được đẩy ra tự động theo 2 đường ống khác nhau.
Thông thường, đường ống nước ép sẽ luôn ở vị trí cao hơn đường ống phần bã. Vì thế bạn có thể quan sát và đặt đúng khay chứa bã và ly đựng nước ép. Hoặc cách tốt nhất là đọc và làm theo chỉ dẫn có trong sách hướng dẫn sử dụng nhé.
2.5. Bước 5: Kết nối nguồn điện và khởi động máy
Sau khi các bước trên đã hoàn tất, bây giờ bạn sẽ cắm dây nguồn máy vào một ổ điện gần đó. Cách sử dụng máy ép chậm đúng chuẩn là bật công tắc để khởi động máy ở tốc độ cao nhất, mạnh nhất khoảng 3 giây thì tắt.
Hình 5: Khởi động máy khoảng 3 giây trước khi bắt đầu
2.6. Bước 6: Tiến hành ép chậm
Bây giờ bạn đã sẵn sàng cùng elmich Việt Nam tiến hành làm nước ép theo sở thích chưa nào.
Đầu tiên, cho trái cây hoặc rau, củ đã sơ chế trên vào ống tiếp -> khởi động máy -> rồi dùng ống đẩy để đẩy hết nguyên liệu xuống. Nhớ cho các nguyên liệu vào từ từ, tránh nhồi nhét. Lúc này, nước ép có thể sẽ tự chảy xuống cốc chứa hoặc tùy model máy, nó có thể được giữ lại trong bình ép, còn phần bã được đẩy hết ra ngoài máy.
2.7. Bước 7: Tắt máy, rút nguồn và thưởng thức
Sau khi ép xong hết các nguyên liệu, ta tắt máy, rút nguồn điện. Rót nước ra ly, có thể tùy theo sở thích như thêm đường, đã hoặc sữa vào để thưởng thức nhé.
Hình 6: Thưởng thức thành quả
3. Những lưu ý giúp sử dụng máy ép chậm luôn bền bỉ
Đến đây bạn đã biết cách sử dụng máy ép chậm qua 7 bước trên rất đơn giản phải không. Tuy nhiên, theo Elmich, muốn thiết bị hữu ích này luôn bền bỉ, kéo dài tuổi thọ và hiệu năng tốt thì dùng đúng cách thôi chưa đủ. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây.
3.1. Trước khi bắt đầu dùng máy
Đọc kỹ từ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy. Chỉ khi nào trong ống tiếp có nguyên liệu mới tiến hành ép. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và tránh máy bị lỗi, ngưng hoạt động.
Hình 7: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
3.2. Trong quá trình sử dụng máy ép chậm
- Cho nguyên liệu vào máy từ từ và không quá nhiều cùng lúc. Luôn đóng nắp an toàn để tránh làm rò rỉ nước.
- Tránh đưa muỗng, nĩa hoặc các dụng cụ khác vào trong nắp khi máy đang hoạt động. Việc này rất nguy hiểm đến tuổi thọ của máy cũng như người sử dụng.
- Tránh dùng máy ép liên tục, thời gian tốt nhất là từ 10-15 phút.
- Máy có thể tự động ngắt khi động cơ hoạt động quá nóng, hãy để máy được nghỉ và động cơ nguội dần rồi mới tiếp tục.
- Ép lượng nước đủ theo vạch quy định, điều này tránh lượng nước ép vượt quá vạch sẽ gây hỏng động cơ và có thể trộn lẫn với bã.
3.3. Sau khi sử dụng và vệ sinh máy ép chậm
- Nhớ vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng, tránh để quá lâu cặn nước ép sẽ bám chặt sẽ khó làm sạch hoặc các bộ phận máy ép chậm có thể bị ăn mòn bởi các chất axit có trong trái cây.
- Tuyệt đối không rửa máy trực tiếp dưới vòi nước.
- Không để máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Hình 8: Lưu ý cách sử dụng máy ép chậm sau khi dùng
3.4. Lưu ý cách chọn hoa quả, nguyên liệu ép
Với cách chọn nguyên liệu bạn cần lưu ý:
- Hạn chế dùng các loại quả mềm, ít nước hoặc nhiều bột như chuối, mít, mãng cầu,….chúng rất dễ làm bít tắc lỗ lọc, từ đó gây nghẽn, hỏng máy.
- Với các loại rau hoặc trái cây có sợi xơ, nên cắt thành từng đoạn dài từ 2-3 cm.
- Nên kết hợp ép các loại nguyên liệu cứng với nguyên liệu mềm như cóc, cà rốt,…với cam, dâu,…để quá trình đẩy bã không bị tồn kẹt.
- Sau khi ép xong phần nước ép của người này thì sau 2-3 phút mới tiếp tục cho phần cốc nước ép khác nhé.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, Elmich Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy ép chậm đúng chuẩn. Hy vọng cùng với những lưu ý được gợi ý sẽ giúp bạn luôn có một cốc nước ép thơm ngon, trọn vị tự nhiên. Đặc biệt là có thể giúp kéo tuổi thọ máy ép hoạt động luôn bền bỉ nhất.