Các thiết bị, công nghệ nấu nướng hiện nay ngày càng phát triển với đa dạng các sản phẩm khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến bếp từ. Loại bếp này có thể thực hiện đa dạng công năng với cách sử dụng đơn giản để bất cứ ai cũng có thể thực hành được. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng bếp từ chính xác giúp kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Vậy hãy cùng Elmich tìm hiểu ngay nhé.
1. Các bước vận hành của bếp từ
Bếp từ là loại bếp thông minh, vận hành thông minh theo nguyên lý cảm ứng và điện từ trường. Nhờ đó, đẩy nhanh thời gian nấu nướng và tiết kiệm điện hiệu quả. Chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây sẽ bạn đã có thể làm quen và vận hành thiết bị một cách nhanh chóng.
Hình 1: Cách sử dụng bếp từ vô cùng đơn giản
- Bước 1: Lau khô bề mặt bếp trước khi đặt nồi, chảo lên. Đặt dụng cụ đun ở giữa bếp để nhiệt tỏa đều xung quanh đế nồi.
- Bước 2: Cắm điện sau đó bật công tắc nguồn on/off để khởi động. Bạn sẽ thấy có tiếng bip thông báo và đèn hiển thị nhấp nháy.
- Bước 3: Chọn chức năng nấu đồ tương ứng và điều chỉnh nhiệt độ thông qua nút +/- sao cho phù hợp nhất với món ăn đang thực hiện.
- Bước 4: Sau khi hoàn tất việc nấu nướng, bạn giữ nút on/off để tắt bếp.
2. Những lưu trong cách sử dụng bếp từ
Có thể thấy, cách sử dụng bếp từ không khó. Quan trọng là bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây để giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị.
2.1. Sử dụng nguồn điện phù hợp
Công suất của bếp từ giao động trong khoảng 200- 2000W được đánh giá là tương đối cao. Vì thế, nguồn điện cũng phải phù hợp để không bị chập cháy và ngắt điện đột ngột khi ăn. Theo lời khuyên thì bạn nên dùng các loại dây tải điện dành cho bếp từ tối thiểu là 0,75mm2 như vậy sẽ hạn chế được những tình trạng trên.
2.2. Không rút ổ cắm điện ngay sau khi nấu
Công suất hoạt động của bếp từ cao nên bế mặt cũng như các thiết bị bên trong tương đối nóng. Để đảm bảo an toàn, hệ thống quạt gió tản nhiệt của bếp được thiết kế hoạt động liên tục giúp giảm nhiệt trong quá trình nấu và sau khi nấu khoảng 1 phút.
Vì vậy, sau khi đun xong, bạn không nên ngắt điện luôn mà để quạt gió hoạt động thêm một chút nữa nhé. Ngoài ra, ở các dòng cao cấp, nếu mặt bếp vượt quá 65 độ thì đèn H sẽ hiển thị. Nên khi nào bạn thấy H mất đi mới ngắt điện nhé.
Hình 2: Bạn không nên rút ổ cắm ngay sau khi nấu đâu nhé
2.3. Tránh tiếp xúc với mặt kính khi đang nấu và sau khi nấu
Như đã chia sẻ, trong quá trình nấu và sau khi nấu một thời gian, bề mặt bếp từ có nhiệt độ cực kỳ cao. Khi bạn vô tình chạm tay vào bề mặt có thể sẽ bị bỏng nặng. Vậy nên, lời khuyên dành cho bạn khi sử dụng bếp từ đó chính là hãy hạn chế chạm tay lên bề mặt bếp. Nếu như muốn vệ sinh, hãy đợi để thiết bị nguội hoàn toàn thì mới thực hiện.
2.4. Không kéo lê dụng cụ nấu trên bề mặt bếp
Hầu hết các loại bếp từ hiện nay đều được lắp các loại kính siêu bền với khả năng chống xước cũng như chịu lực và nhiệt độ cao. Nhưng để đảm bảo độ bền cho sản phẩm, bạn không nên kéo lê các loại nồi, chảo trên bề mặt. Ngoài ra, hạn chế để các dụng cụ kim loại sắc nhọn tác động trực tiếp lên bề mặt giúp bếp luôn giữ được độ mới nhé.
2.5. Đặt cách các thiết bị điện từ khác tối thiểu 1m
Bếp từ thường sẽ được sử dụng và đặt trong phòng bếp. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể di chuyển chúng đến vị trí khác để việc đun nấu, ăn uống thuận tiện hơn. Và để bảo vệ các thiết bị điện tử khác khỏi các từ trường của bếp cũng như cháy nổ, bạn hãy để chúng cách nhau ít nhất khoảng 1m.
Hình 3: Hạn chế đặt các thiết bị điện tử cạnh bếp
2.6. Không nên để bếp hoạt động công suất tối đa liên tục
Không phải loại bếp từ nào cũng có chế độ giự giảm công suất nếu như đã đạt đến độ nóng tối đa. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng, bạn hãy chú ý để tăng, giảm nhiệt độ sao cho phù hợp với từng loại đồ ăn. Đồng thời, hạn chế tình trạng bếp nóng quá lâu dẫn đến các thiết bị bị xuống cấp nghiêm trọng.
2.7. Cách tiết kiệm điện khi sử dụng bếp từ
Bếp từ có cơ chế làm nóng đáy nồi khá đặc biệt vì vậy mà giữ được độ nóng của thức ăn khá lâu. Ngay cả khi đã tắt bếp thì đồ ăn vẫn có thể sôi và tiếp tục tự chín khoảng vài phút nữa.
Chính vì thế, cách sử dụng bếp từ vừa hiệu quả lại tiết kiệm đó chính là hãy tắt bếp trước khi hoàn thành công đoạn nấu ăn khoảng 1, 2 phút. Như vậy, thức ăn của chúng ta vẫn được chín đều và đạt đến độ ngon hoàn hảo chứ không bị mềm, nát hay cháy.
Hình 4: Nên tắt bếp trước khi hoàn thành việc nấu ăn 1-2 phút
2.8. Sử dụng tính năng khóa an toàn
Một tính năng cực kỳ hữu ích đã được nghiên cứu và lắp đặt cho bếp từ hiện nay đó chính là khóa an toàn. Đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ.
Hãy bật chức năng này để hạn chế tình huống người dùng vô tình chạm tay vào bếp. Từ đó, khiến thiết bị hoạt động liên tục mà không ai quản lý dẫn đến tình trạng cháy nổ không mong muốn. Ngoài ra trong quá trình vệ sinh bếp, cũng nên sử dụng chức năng này để an tâm trong các theo tác bạn nhé.
2.9. Tránh tình trạng thức ăn và nước trào ra mặt bếp
Bề mặt bếp được làm từ kính cường lực, khi đun nấu sẽ có nhiệt độ rất cao. Việc để trào nước hay thức ăn ra bề mặt trước hết sẽ khiến chúng bắn ra xung quanh làm bẩn bếp. Sau đó là bỏng người đứng bên cạnh.
Ngoài ra, trong thức ăn còn có muối cùng các chất khác sẽ khiến cho bề mặt bếp bị mòn hoặc bám lại những vết bẩn cứng đầu khó làm sạch. Vậy nên hãy hạn chế để các loại đồ ăn dính vào bề mặt bếp nhé.
Hình 5: Không nên để thức ăn trào ra ngoài mặt bếp
2.10. Chọn đúng loại nồi trong quá trình nấu
Không phải loại nồi nào cũng phù hợp để sử dụng cho bếp từ. Chỉ những loại nồi inox dành riêng cho chúng mới có thể kết nối được.
Có những loại nồi không phải chuyên dụng cũng vẫn nóng lên khi đun trên bếp từ nhưng thức ăn không chín được vì không đủ nhiệt. Điều này sẽ khiến cho bếp hoạt động quá sức dẫn đến nhanh hỏng. Vậy nên, bạn hãy lựa chọn thật kỹ trước khi nấu.
3. Cách vệ sinh và làm sạch bếp từ đúng cách
Trong số các cách sử dụng bếp từ một yếu tố cũng rất quan trọng đó là vệ sinh. Không phải chỉ cần lau bếp bằng giẻ sạch sau khi nấu là được. Bạn cần làm sạch kỹ càng hơn để sử dụng bếp lâu hơn. Hãy cùng Elmich theo dõi cách vệ sinh bếp thực đơn giản ngay sau đây nhé. Trước tiên, để làm sạch bếp từ, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Miếng bọt biển mềm, không gây trầy xước cho mặt kính
- Giấm trắng
- Baking soda
- Bình xịt
- Kem lau bếp từ
- 2 miếng vải mềm sợi nhỏ
- Nước lau kính
Dao cạo vệ sinh mặt bếp từ
- Sau khi nấu ăn, hãy làm sạch bếp với các bước sau đây.
- Bước 1: Tắt bếp sau khi nấu ăn xong và đợi nguội hoàn toàn.
- Bước 2: Tiếp đến, hãy sử dụng miếng vải sợi nhỏ để lau sạch bề mặt bếp.
- Bước 3: Đối với các vùng bắn dầu mỡ cần được làm sạch chuyên sâu hơn bằng cách bôi một lượng nhỏ kem lau bếp lên. Tiếp theo, sử dụng miếng bọt biển hoặc khăn mềm ẩm để làm sạch.
- Bước 5: Sau đó, đứng quên sử dụng 1 miếng vải mềm sợi nhỏ để lau khô mặt bếp nhé.
- Bước 6: Cuối cùng, xịt nước lau kính giúp cho bề mặt sáng bóng hơn.
Hình 6: Hạn chế để đồ vật lên trên mặt bếp từ nhé
4. Lưu ý khi vệ sinh bếp từ
Việc vệ sinh bếp sẽ đơn giản hơn nếu như bạn chú ý đến những điều sau:
- Hãy vệ sinh bếp ngay sau khi nấu nướng.
- Không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh để làm sạch bếp.
- Tuyệt đối không dùng các miếng cọ sắt sẽ khiến bề mặt bị xước.
Như vậy, bạn đã biết những cách sử dụng bếp từ rồi chứ? Hãy cùng Elmich thực hiện giúp căn bếp của bạn luôn sạch sẽ nhé.