Cách lắp máy ép chậm và kinh nghiệm vệ sinh máy giúp tăng tuổi thọ

Cách lắp máy ép chậm cần đảm bảo đúng quy trình theo từng loại thiết bị khác nhau. Cùng Elmich tìm hiểu để giữ cho thiết bị hoạt động hiệu quả nhé. 

Máy ép chậm mang đến sự tiện lợi trong quá trình nội trợ cũng như chăm sóc sức khoẻ của người dùng. Không chỉ đưa đến cho chúng ta những món đồ uống bổ dưỡng mà chúng còn hỗ trợ hiệu quả việc xay nhuyễn các loại nguyên liệu cho món ăn. Để giúp cho hoạt động của thiết bị hiệu quả, quá trình lắp ráp là rất quan trọng. Trong bài viết này, Elmich sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách lắp máy ép chậm để sử dụng.

Hình 1: Máy ép chậm là thiết bị được sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay

 

Tìm hiểm cấu tạo máy ép chậm

Muốn biết cách lắp máy ép chậm đúng chuẩn, trước tiên, bạn cần phải nắm rõ cấu tạo của thiết bị. Thông thường, các loại máy ép được cấu tạo từ những bộ phận sau đây:

  • Thân máy: Là bộ phận chứa động cơ cùng với các linh kiện để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả. Phần thân sẽ được thiết kế dây dẫn điện giúp máy hoạt động hiệu quả. Trên thân máy sẽ tích hợp thêm công tắc điều khiển bao gồm các chế độ Tắt, Mở và Đảo chiều. Chỉ với 3 chế độ này giúp thiết bị có thể được sử dụng một cách vô cùng dễ dàng.
  • Khay chứa: Bao gồm 2 loại vòi gồm vòi ra bã ép và vòi ra nước ép. Phần vòi ra nước ép sẽ được tích hợp thêm nắp đậy cao su kín để hạn chế nước trái cây trào ra bên ngoài.
  • Bộ lọc: Bộ phận lọc của thiết bị gồm lưới lọc, vòng cố định lưỡi lọc. Từ đó, đảm bảo loại bỏ bã nguyên liệu ra phần vòi nước ép.
  • Trục ép: Được làm dạng xoắn ốc giúp đưa thực phẩm vào bên trong và ép nước hiệu quả. 
  • Ống tiếp nguyên liệu/cửa cho nguyên liệu: Mỗi loại máy sẽ có bộ phận tiếp nguyên liệu được thiết kế khác nhau. Từ đó, giúp đưa trái cây, rau củ vào trong máy nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Thanh nhấn: Bộ phận này có chức năng giúp người dùng đẩy trái cây vào ống dễ hơn.
  • Cốc chứa nước ép và cốc chứa bã ép.
  • Chổi vệ sinh.

Hình 2: Cấu tạo của máy ép chậm

Các loại máy ép chậm

Tuỳ vào thiết kế của từng thiết bị, chúng ta sẽ có cách lắp máy ép chậm phù hợp. Theo đó máy ép chậm có 2 mẫu đó là trục đứng và trục ngang. Đặc điểm của từng mẫu sản phẩm này như sau:

3.1. Máy ép chậm trục đứng

Các loại máy ép chậm trục đứng được thiết kế theo chiều dọc nên có kích thước cao. Trục xoắn được lắp đặt trong thiết bị được đặt theo phương thẳng đứng giúp nghiền ép kiệt nước các loại thực phẩm.

Loại máy này có khả năng ép tốt các loại quả mềm ví dụ như nho, chuối, dâu tây,... Tuy nhiên, khả năng ép các loại rau củ cứng thì không cao. Bởi chúng sẽ dễ bị kẹt ở trục xoắn làm cho máy ngừng hoạt động.

Ống tiếp nguyên liệu của thiết bị khá lớn. Thực phẩm tiếp cận với trục xoắn dễ dàng. Từ đó, đảm bảo thời gian ép nhanh chóng và ép các nguyên liệu cùng lúc. 

Nhược điểm của thiết bị đó là sẽ mất thời gian lắp đặt cũng như vệ sinh vì có rất nhiều chi tiết cũng như bộ phận khác nhau.

Hình 3: Máy ép chậm trục đứng

Hình 3: Máy ép chậm trục đứng

3.2. Máy ép chậm trục ngang

Các loại máy ép chậm trục ngang được thiết kế với kích thước lớn và khá cồng kềnh vì trục xoắn được thiết kế nằm ngang. Nhưng chính nhờ đó đã giúp máy có thể dễ dàng ép được các loại rau xanh và củ quả cứng. Hạn chế tình trạng mắc kẹt phần xơ vào trong trục máy. 

Bên cạnh đó, thiết bị còn được trang bị thêm nhiều phụ kiện đi kèm nữa đó như: lưới lọc nước ép, chổi cọ vệ sinh, thanh nhồi,.. đảm bảo cho quá trình sử dụng cũng và vệ sinh máy móc dễ dàng hơn.

Thời gian ép thực phẩm của máy trục ngang lâu hơn vì phần ống tiếp nguyên liệu khá nhỏ. Đó là lý do vì sao bạn cần sử dụng thanh nhồi để đẩy thực phẩm xuống bên dưới. Tuy nhiên, máy đảm bảo vắt kiệt nước từ các loại hoa quả, rau củ và giữ lại hơn 90% lượng dinh dưỡng trong thực phẩm và bớt dính cặn.

Hình 4: Máy ép chậm trục ngang

Hình 4: Máy ép chậm trục ngang

Cách lắp máy ép chậm

Mỗi loại thiết bị sẽ lại có cách lắp đặt và sử dụng khác nhau. Ngay sau đây sẽ là cách lắp máy ép chậm đối với mỗi mẫu sản phẩm để bạn có thể thực hiện theo đúng quy trình.

4.1. Cách lắp đặt máy ép chậm trục đứng

Bước 1: Đầu tiên, bạn đặt thân máy ngay ngắn nằm trên một bề mặt phẳng để đảm bảo an toàn trong quá trình ép nguyên liệu. 

Bước 2: Tiếp đến, đặt các bộ phận trong bộ lọc và ép vào bộ phận bảo vệ của máy. Chú ý là phải đảm bảo các bộ phận cối theo đúng trục cũng như thân máy để khi chạy, máy có thể hoạt động hiệu quả, bạn sẽ không cần phải tháo ra lắp vào nữa.

Bước 3: Tiếp theo, lắp phần đẩy nguyên liệu lên bộ lọc và ép cùng với nhiều chi tiết khác. Cần chú ý khớp cao su sao cho vừa vặn với nhau để máy không bị lỏng, rời khi đang ép nước.

Bước 4: Cuối cùng, mở nắp khoá chống rò rỉ của máy ra và kết nối điện để máy hoạt động.

Hình 5: Cách lắp máy ép chậm không quá khó khăn

Hình 5: Cách lắp máy ép chậm không quá khó khăn

4.2. Cách lắp đặt máy ép chậm trục ngang

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn lắp khoang tiếp nguyên liệu vào bộ phận thân máy. Để lắp đặt thiết bị này, bạn xoay ngược chiều kim đồng hồ đến khi thấy tiếng “cạnh” tức là đã khớp với thân máy.
  • Bước 2: Tiếp theo, lắp lần lượt trục ép rồi lưới lọc, nắp chắn. Hãy đảm bảo rằng phần lưới của thiết bị ôm trọn phần trục ép để thiết bị chạy êm ái hơn.
  • Bước 3: Cuối cùng, người dùng lắp phễu tiếp nguyên liệu vào bộ phận của máy. Đặt ca đựng nước ép cùng với bã ép vào hai vị trí tương ứng. Chuẩn bị thanh đẩy để cho nguyên liệu vào trong máy ép chậm một cách dễ dàng hơn.
  •  

Máy ép chậm ép được những loại quả gì?

Khi thực hiện cách lắp máy ép chậm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn có thể ép được rất nhiều loại hoa quả, rau củ khác nhau.  Ngay cả các loại rau củ quả mọng nước cho đến loại quả giòn, xốp. 

Bên cạnh đó, các loại trái cây dẻo như xoài, bơ, bạn có thể sử dụng máy ép chậm để làm kem rất phù hợp. Các loại rau có nhiều nước như cải xoăn, rau má, rau xà lách, lá củ dền, măng tây,… cũng có thể sử dụng máy ép chậm để ép. 

Nhưng những loại rau mỏng, ít nước thì không nên. Vì như vậy có thể khiến cho các trục xoắn không đủ sắc cũng như nhạy bén để áp được toàn bộ nước từ lá. Đồng thời, làm cho các loại xơ quấn vào trục khiến cho máy phát tiếng kêu.

Hình 6: Máy ép chậm có khả năng ép được hầu hết các loại hoa quả

Hình 6: Máy ép chậm có khả năng ép được hầu hết các loại hoa quả

Cách vệ sinh và bảo quản máy ép chậm

Không chỉ tìm hiểu về cách lắp máy ép chậm, bạn cũng cần nắm rõ cách vệ sinh cũng như bảo quản thiết bị. Trong đó:

  • Sau mỗi lần sử dụng máy ép chậm, bạn hãy tháo rời các bộ phận của máy ép và rửa sạch sẽ. Đối với các ngóc ngách của thiết bị, hãy sử dụng các dụng cụ chuyên dùng để làm sạch. Không nên để các vết bẩn bám vào thiết bị làm hỏng các chi tiết máy cũng như nấm mốc.
  • Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Đó là cách lắp máy ép chậm dành cho những ai đang quan tâm. Elmich Việt Nam hy vọng bạn đã nắm rõ được những thông tin này để sử dụng thiết bị hiệu quả. 

Bài viết liên quan:

Cách làm Vịt quay lá mắc mật thơm ngon khó cưỡng

Khi hương thơm của lá mắc mật hoà quyện cùng thịt vịt béo ngậy, món vịt quay lá mắc mật không chỉ đánh thức vị giác mà còn gợi nhớ về không gian núi rừng hùng vĩ. Hãy cùng Elmich khám phá công thức tạo nên món ăn đặc biệt này, mang đến một trải nghiệm ẩm thực đầy mới lạ và hấp dẫn cho bữa ăn gia đình bạn.   Nguyên liệu: 1 con vịt tươi khoảng 1.5 kg 100 gram lá mắc mật, rửa sạch 3 củ hành tím, băm nhỏ 3 củ tỏi, băm nhỏ 50 ml nước mắm ngon 30 ml mật ong 1 muỗng...

Ăn dặm đúng cách giúp bé phát triển toàn diện

Bước đầu của hành trình ăn dặm – nơi mỗi bữa ăn không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là trải nghiệm đầu đời đầy mới mẻ của bé. Nhưng liệu ăn dặm như thế nào mới thực sự đúng cách, giúp bé vừa ăn ngon miệng, vừa phát triển toàn diện? Hãy cùng khám phá những bí quyết giúp cha mẹ đồng hành cùng bé nhé Các Phương Pháp Ăn Dặm Phổ Biến Khi đến giai đoạn ăn dặm, có ba phương pháp ăn dặm phổ biến mà cha mẹ thường áp dụng cho bé: Phương pháp ăn dặm truyền thống: Đây...

Bỏ túi 4 công thức nấu đồ ăn dặm từ phô mai cho bé cực ngon và dễ làm

Phô mai không chỉ giàu canxi và protein, mà còn mang đến hương vị béo ngậy khiến bé thích thú hơn trong bữa ăn. Từ những món cháo mềm mịn, súp ấm nóng đến bánh và mì hấp dẫn, chắc chắn sẽ giúp bé khám phá. Dưới đây là 4 món ăn dặm từ phô mai thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ có thể dễ dàng chế biến cho bé. Cháo phô mai rau củ Nguyên liệu : 30g gạo 50g rau củ (cà rốt, bí đỏ, súp lơ) 1 viên phô mai (loại dành cho bé) 250ml nước Cách làm : Vo sạch gạo, nấu cháo với 250ml nước...

Tại sao gọi Olive là siêu thực phẩm?

Olive không chỉ có hương vị độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội. Là nền tảng của chế độ ăn Địa Trung Hải - một trong những chế độ ăn lành mạnh nhất thế giới. Olive đã và đang khẳng định vị trí của mình trong nền ẩm thực toàn cầu nhờ các giá trị dinh dưỡng vượt trội.   Nguồn dinh dưỡng vàng cho sức khỏe  Olive được xem là siêu thực phẩm bởi sự giàu có về các chất dinh dưỡng quý giá, đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn, giúp tăng cường...

3 công thức nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm ngon miệng

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ luôn đau đầu tìm kiếm những món ăn vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon để kích thích vị giác của bé. Trong vô vàn các nguyên liệu, yến mạch được coi là "siêu thực phẩm" nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Nhưng làm sao để biến những hạt yến mạch đơn giản thành những bữa cháo hấp dẫn cho bé? Hãy cùng khám phá 3 công thức nấu cháo yến mạch tuyệt ngon, dễ làm, giúp bé yêu của bạn hào...

05 bí kíp sống xanh từ gian bếp giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe

Lối sống xanh đang ngày càng phổ biến, giúp bảo vệ sức khỏe và môi trường. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng lối sống này ngay trong chính gian bếp của mình bằng cách sử dụng các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên và tái sử dụng. Cùng Elmich khám phá 5 mẹo sống xanh dễ dàng từ gian bếp nhé!  1. Dùng khăn vải thay cho giấy lau bếp Thay vì sử dụng giấy lau bếp dùng một lần, hãy lựa chọn những chiếc khăn vải mềm. Không chỉ thân thiện với môi trường, khăn vải còn có thể...

4 thực phẩm mẹ bầu cần tránh để thai nhi khỏe mạnh

Khi mang thai, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 4 loại thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế ăn để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé. Thực phẩm chứa nhiều caffeine Caffeine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sinh non. Mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ cà phê, trà, và các loại đồ uống chứa caffeine khác. Nếu có, hãy giữ lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày. Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột Các thực...

Cách làm bò hầm Boeuf Bourguignon chuẩn vị Pháp

Boeuf Bourguignon là một món ăn truyền thống của Pháp, nổi tiếng với hương vị đậm đà và cách chế biến tinh tế. Được biết đến như một trong những món ăn đặc trưng của vùng Burgundy, Boeuf Bourguignon là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt bò mềm mại và rượu vang đỏ thơm lừng, cùng với các loại rau củ tươi. Dưới đây là cách làm món ăn này tại nhà để bạn có thể thưởng thức hương vị Pháp ngay trong căn bếp của mình. Nguyên liệu cần chuẩn bị Thịt bò Rượu vang Thịt ba chỉ Nước dùng Nấm mỡ Hành tây Cà rốt Gia vị:...

5 mẹo khử mùi tanh cho cá hiệu quả - Bật mí bí quyết nấu ăn không thể bỏ qua

Có phải mỗi lần bạn vào bếp để nấu món cá, bạn lại đối mặt với nỗi ám ảnh mùi tanh dai dẳng? Dù bạn đã rửa sạch bao nhiêu lần, thử đủ mọi cách nhưng mùi tanh cứ bám mãi? Mùi tanh không chỉ khiến bạn mất tự tin khi chế biến mà còn làm giảm đi hương vị thơm ngon của món ăn. Nhưng đừng lo, Elmich ở đây để giúp bạn! Elmich sẽ bật mí 5 mẹo khử mùi tanh cá siêu đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng để giải quyết triệt...
Bản quyền thuộc về ELMICH.
Lên đầu trang