Inox là một loại hợp kim có tính bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Trong số các loại inox phổ biến hiện nay, inox 201 và inox 304 là hai loại thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu inox 201 là gì và so sánh inox 201 với inox 304, đồng thời điểm qua một số thông tin về inox 301.
Hình 1: Inox 201 là thép không gỉ
Inox 201 là gì?
Inox 201 là một loại inox martensitic chứa khoảng 16% crom và 3,5% niken. Nó được biết đến với khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với một số loại thép thông thường, nhưng kém hơn so với inox 304. Inox 201 thường được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, thiết bị gia dụng và các ứng dụng công nghiệp nhẹ.
Tìm hiểu: Inox 304 là gì?
Inox 201 được sử dụng để gia công nhiều sản phẩm với đa dạng các hình thức như uốn cong, cắt, hàn. Đặc biệt thích hợp để làm các loại đồ dùng gia đình, bếp núc và trang trí nội thất.
Đặc điểm của inox 201:
- Chống ăn mòn: Tốt, nhưng không bằng inox 304.
- Độ bền: Cao, giúp sản phẩm chịu lực tốt.
- Giá thành: Thấp hơn so với inox 304, thích hợp cho nhiều ứng dụng tiết kiệm chi phí.
Hình 2: Khả năng gia công của chất liệu cao
Phân loại inox 201
Các phân loại inox 201 khá đơn giản, đó là dựa vào thành phần cấu tạo của sản phẩm. Trong điều kiện ủ dung dịch inox 201 / 201 LN sẽ xảy ra sự biến đổi Mactenxit được thực hiện bởi chênh lệch nhiệt độ. Đặc điểm cụ thể của 2 loại này được khái quát như sau:
Inox 201
Inox 201 tồn tại với những đặc điểm cơ bản là:
- Hợp kim có độ cứng cao.
- Chúng chứa một lượng lớn Crom trong thành phần của mình.
- Khả năng định hình của loại inox này cực tốt. Hạn chế khả năng ăn mòn từ môi trường bên ngoài.
- Tính năng gia công của chất liệu tương tự như inox 304.
Inox 201LN
Inox 201LN nổi bật với những ưu điểm riêng đó là:
- Dễ dàng uốn cong và tạo hình trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Bên trong hợp chất của inox 201LN có chứa thành phần kim loại Mangan giúp thay thế cho Niken.
- Tính chất của lớp inox 201LN khá giống với các loại inox khác. Đảm bảo mức độ dẻo dai nhất định. Khả năng chống oxy hóa cao. Có thể dễ dàng tạo hình ngay cả trong môi trường nhiệt độ thấp.
Hình 3: Độ bền không hề kém cạnh so với các loại hợp kim khác
Thành phần và tính chất của inox 201
Thành phần chính của inox 201 đó chính là: Niken. Mangan và Nitơ. Như vậy với đặc điểm này thì hợp kim 201 sẽ có độ cứng lớn hơn sơ với inox 304 nhưng khả năng ăn mòn thì lại kém hơn.
Thành phần của inox 201
Cụ thể, các thành phần hóa học có trong inox 201 / 201LN
Thành phần hóa học |
% hợp kim có trong inox 201 |
% hợp kim có trong inox 201LN |
Carbon |
Tối đa 0.15 |
Tối đa 0.03 |
Mangan |
5.50-7.50 |
6.4 – 7.5 |
Phốt pho |
Tối đa 0.045 |
Tối đa 0.045 |
Lưu huỳnh |
Tối đa 0.030 |
Tối đa 0.030 |
Silicon |
Tối đa 1.00 |
Tối đa 0.75 |
Crom |
16.0 - 18.0 |
16.0 - 18.0 |
Nickel |
4.0 - 5.0 |
8.00-12.00 |
Nitơ |
0.10 – 0.25 |
0.10 – 0.25 |
Sắt |
- |
- |
Tính chất của inox 201
Nhắc đến tính chất của hợp kim 201, chúng ta cần xem xét ở 2 khía cạnh đó là tính cơ học và vật lý. Cụ thể:
Tính chất cơ học inox 201
Một vài kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ bền của inox 201 trong điều kiện nhiệt độ lạnh cũng cực kỳ tuyệt vời với độ bền năng suất cao hơn 30% so với inox 301. Trong khi đó, độ dẻo của 2 loại hợp kim này là tương đương nhau. Từ đó, giúp các công trình sử dụng inox 201 có trọng lượng nhẹ hơn. Cụ thể, tính chất của hợp kim 201 như sau:
- Độ bền hiệu suất: 45 Mpa
- Độ bền kéo tối thiểu: 95 KSI
- Độ giãn dài tối thiểu: 40 %
- Độ cứng tối đa: 100 Rb
Hình 4: Vật liệu có tính chất cơ học và vật lý
Tính chất vật lý inox 201
Về tính chất vật lý, loại inox này có đặc điểm:
- Khả năng định hình tốt giúp cho việc gia công, cắt gọt của người thợ được thực hiện dễ dàng hơn.
- Ít bị ăn mòn và tác động bởi thời tiết.
- Trong quá trình thiết kế, lắp đặt sản phẩm, chúng cũng có thể hàn bằng các kỹ thuật thông thường.
- Xử lý nhiệt đối với loại inox này sẽ không làm tăng độ cứng của chúng
Thông số về tính chất vật lý của loại inox này như sau:
- Mật độ: 283 g/cm3
- Mô đun đàn hồi: 28,6 x 10^6 psi
- Điểm nóng chảy: khoảng 1454 độ C
- Nhiệt lượng riêng: 0,12 ở 32-100 (J / kg · ℃)
- Điện trở suất: 27.0 (μΩ · m) (20 ℃)
- Sự giãn nở nhiệt: 9.2 10^-6 K
- Hệ số dẫn nhiệt: 9.4 (W / m · K)
So sánh inox 201 và inox 304
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nhắc đến inox 304 hơn so với inox 201. Sử dĩ là vì tính chất, độ bền cũng của inox 304 cao hơn và được sử dụng phổ biến hơn. Vậy ngay sau đây, hãy cùng so sánh một chút giữa 2 loại hợp kim này để hiểu hơn về chúng nhé.
Hình 5: Nếu để so với inox 304 thì inox 201 vẫn kém hơn một chút
Độ bền và khả năng gia công
Độ bền cũng như khả năng gia công của sản phẩm khá tốt. Điều này nhờ vào các thành phần hóa học có trong vật liệu bao gồm: 4,5% Niken, 7,1% Mangan. Như vậy, khối lượng riêng của chúng thấp hơn so với inox 304 và dĩ nhiên là độ cứng cũng thấp hơn 1 chút.
Để gia công sản phẩm, người thợ cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, cần chú ý cân nhắc để lựa chọn vật liệu này nhé.
Khả năng chống ăn mòn
Bên trong hợp kim 201 có chứa hàm lượng Crom ít hợp inox 304 2%. Chính vì vậy, nếu để so sánh về khả năng chống ăn mòn thì 201 sẽ thấp hơn so với 304.
Bên cạnh đó, thành phần lưu huỳnh của hợp kim 201 cũng ít hơn. Từ đó cho thấy, khả năng chống rổ bề mặt kém hơn.
Khả năng chịu nhiệt và giá thành
Mức độ chịu nhiệt của inox 201 sẽ trong khoảng 1.149 - 1.232 độ C thấp hơn so với inox 304. Ngoài ra,do thành phần Niken bên trong 201 đã được thay thế bằng các thành phần khác nên giá thấp hơn so với inox 304.
Như vậy có thể thấy, inox 201 có tính chất và đặc điểm hơi kém hơn so với 304 một chút. Vì thế, chúng được ứng dụng ít hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối với các công trình đòi hỏi sản phẩm kết cấu trọng lượng nhẹ thì bạn lại không nên bỏ qua hợp kim này đâu nhé.
Hình 6: Khả năng ứng dụng của chất liệu cao
Ứng dụng
Những ứng dụng của hợp kim 201 so với những loại khác cũng không hề kém cạnh một chút nào. Bạn có thể bắt gặp các sản phẩm làm từ chất liệu này ở:
- Sử dụng để làm ra các loại thiết bị gia dụng hay vật dụng để dùng trong gia đình. Ví dụ như sàn lọc, lưới chống chuột, lưới chống muỗi,... Đây đều là những thiết bị yêu cầu trọng lượng nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo có độ bền, dẻo dai nhất định.
- Bên cạnh đó, hợp kim này cũng được chọn để làm phụ tùng ô tô, các sản phẩm công nghiệp khác.
- Hợp kim 201 cũng được ứng dụng để làm nồi, xoong, chảo, khay đựng thức ăn và các dụng cụ, thiết bị nhà bếp khác
- Nếu không có điều kiện sử dụng các món đồ nội thất trong nhà bếp, cửa ra vào, bồn rửa chén bát bằng inox 304 thì bạn cũng hoàn toàn có thể thay thế bằng inox 201 cũng không hề kém cạnh.
- Đặc biệt, chúng còn được ứng dụng trong hoạt động y tế, thiết bị lọc chống ăn mòn, an toàn thực phẩm và thiết bị chống gỉ sét khác.
Hình 7: Thích hợp để làm các công trình, thiết bị yêu cầu trọng lượng nhẹ
Mỗi một loại vật liệu, hợp kim sẽ lại có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Hy vọng với những gì mà Elmich chia sẻ phía trên, bạn đã có thể hiểu hơn về inox 201 và lựa chọn để sử dụng một cách phù hợp