Nồi cơm điện ra đời tạo nên một cuộc cách mạng cho việc làm bếp. Mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn trong việc tạo ra những bát cơm ngon, hấp dẫn chứ không còn phụ thuộc vào tay người nấu nữa. Quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo nồi cơm điện gồm những bộ phận gì và nguyên lý hoạt động ra sao. Vậy thì ngay sau đây, Elmich sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.
1. Cấu tạo nồi cơm điện
Nồi cơm điện hiện nay được thiết kế và sản xuất với đa dạng chủng loại, kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau. Từ đó, giúp tối ưu hoá việc nấu cơm và cho ra những chén cơm với độ tơi, dẻo và thơm ngon khác nhau.
Hình 1: Cấu tạo nồi cơm điện
Nhưng tựu chung lại, cấu tạo nồi cơm điện vẫn bao gồm 5 bộ phận chính đó là:
1.1. Vỏ nồi
Khi nhìn vào nồi cơm điện, bộ phận đầu tiên chúng ta có thể thấy và cảm nhận được đó chính là vỏ nồi. Bộ phận này được bọc bên ngoài nồi và có chất liệu chính là nhựa hoặc thép không gỉ. Nhiệm vụ chính của phần vỏ nồi khá quan trọng, bao gồm:
- Giúp cho nhiệt độ của nồi cơm luôn ổn định trong suốt quá trình nấu ăn. Đồng thời, giữ ấm cho cơm sau khi đã chín.
- Bên cạnh đó, vỏ nồi còn giúp bảo vệ các linh kiện cấu thành nồi cơm điện ở bên trong. Hạn chế nguy hiểm cho người dùng trong quá trình nấu nướng.
- Đặc biệt, bộ phận này cũng là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ của nồi cơm điện.
1.2. Lòng nồi
Để mà nói đâu là bộ phận quan trọng nhất trong nồi cơm thì đó chính là lòng nồi. Lòng nồi chất lượng giúp cơm nấu ngon hơn rất nhiều. Bởi bộ phận này có chức năng chính đó là hấp thu nhiệt từ mâm nhiệt bên trong nồi sau đó truyền đến thực phẩm và làm chín.
Các loại lòng nồi hiện nay được làm chủ yếu từ các chất liệu chính đó là nhôm, gang, gốm ceramic. Lòng nồi càng dày thì chất lượng sẽ càng tốt và bền. Trong khi đó, lớp chống dính sẽ được làm từ Teflon, Whitford, kim cương. Hạn chế hình thành cháy và làm hao cơm trong quá trình nấu.
Hình 2: Lòng nồi cơm điện đóng vai trò quan trọng giúp cơm ngon hơn
1.3. Nắp nồi
Bên cạnh phần vỏ thì nắp nồi cơm điện cũng không thể thiếu trong cấu tạo của thiết bị nhà bếp này. Cơm có chín hay không, có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào bộ phận này. Nắp nồi sẽ có tác dụng bảo vệ người sử dụng trong suốt quá trình làm chín cơm. Đồng thời, đảm bảo lượng nhiệt ổn định, hạn chế lượng hơi thoát ra bên ngoài.
Hiện nay, nắp nồi cơm được chia thành 2 loại đó là nắp liền và nắp rời. Các loại nắp rời có ưu điểm đó là dễ dàng vệ sinh. Thế nhưng nếu so sánh với nắp liền thì khả năng giữ nhiệt và hơi không tốt bằng. Trong khi đó nắp liền giữ nhiệt tốt, an toàn cho người dùng. Thế nhưng quá trình vệ sinh gặp nhiều khó khăn hơn.
1.4. Bộ phận tạo nhiệt
Trong cấu tạo nồi cơm điện thì một phần cũng vô cùng thiết yếu đó chính là mâm nhiệt. Chúng sẽ được đặt ở những vị trí là:
- Nếu nồi chỉ có 1 mâm nhiệt thì sẽ đặt ở đáy.
- Loại nồi cơm điện có 2 mâm nhiệt sẽ gồm 1 ở đáy và 1 xung quanh nồi. Đây được gọi là công nghệ nấu 2D.
- Nồi áp dụng công nghệ nấu 3D với 3 mâm nhiệt đặt ở các vị trí đáy nồi, xung quanh và trên nắp nồi.
1.5. Bộ phận điều khiển
Cuối cùng trong các bộ phận cấu tạo nồi cơm điện đó chính là hệ thống điều khiển. Bộ phận này của nồi cơm điện cơ khá đơn giản, chỉ bảo gồm nút bấm hoặc gạt. Rơ le có nhiệm vụ chuyển từ chế độ nấu sang ủ ấm một cách nhanh chóng.
Không khi đó, bộ phận điều khiển của nồi điện tử phức tạp hơn. Bởi chúng thực hiện điều khiển bằng mạch điện tử thông qua màn hình hiển thị LCD.
Hình 3: Bộ phận điều khiển được làm theo chế độ cảm ứng
2. Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện
Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Khi người dùng bắt đầu cấp điện cho nồi, bộ điều khiển cũng sẽ truyền nhiệt đến mâm nhiệt và làm nóng nồi. Như vậy, làm nóng gạo và nước giúp cơm chín đều.
Lúc này, vỏ nồi có chức năng giữ nhiệt ổn định giúp gạo chín. Sau đó, bộ phận điều khiển sẽ chuyển tự động sang chế độ giữ ấm. Điều này cũng thông báo với người dùng là đã kết thúc quá trình nấu cơm. Van thoát hơi nước sẽ điều chỉnh lượng nước cùng với áp suất bên trong nồi để cơm nở đều và ngon hơn.
Hình 4: Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện
3. Phân loại nồi cơm điện
Các loại nồi cơm điện được làm ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều loại khác nhau. Trong đó bao gồm những mẫu sản phẩm chính sau đây:
3.1. Nồi nắp gài
Ra đời sớm nhất và được sử dụng nhiều nhất đó chính là nồi cơm điện nắp gài. Thiết bị này có thiết kế ngày càng hiện đại với phần nắp tích hợp khóa cài chắc chắn và nút nhấn mở dễ sử dụng.
Sản phẩm bao gồm nhiều công nghệ nấu khác nhau để người dùng lựa chọn. Phổ biến nhất là 1D, 2D và 3D. Ngoài ra, nồi còn có nhiều chức năng nấu bao gồm: cơm, cháo, sup, xôi… tùy chọn.
Hình 5: Nồi cơm điện nắp gài
3.2. Nồi nắp rời
Cấu tạo nồi cơm điện nắp rời tương tự như những mẫu nồi thông thường khác. Tuy nhiên, nắp nồi được làm tách rời ra khỏi phần thân. Chất liệu chính của nắp được làm từ inox hoặc kính chịu lực. Đặc tính của các chất liệu này đó là rất bền bỉ cũng như dễ dàng vệ sinh.
Các loại nồi nắp rời được làm đa dạng dung tích khác nhau để phù hợp với nhu cầu nấu nướng của người dùng. Chất liệu thường được chọn để làm đó là kim loại hoặc nhựa. Giá thành của thiết bị này khá rẻ, chất lượng cơm ngon vừa phải, thường được dùng để nấu ăn trong bếp tập thể.
3.3. Nồi điện tử
Nồi cơm điện tử được trang bị thêm màn hình điện tử bên ngoài kết hợp với các nút điều khiển giúp người dùng lựa chọn chế độ nấu chính xác. Tuỳ vào từng thương hiệu, màn hình cũng như các nút bấm sẽ được thiết kế dạng nút cơ hoặc nút cảm ứng.
Mẫu mã và phân khúc của thiết bị này cũng rất đa dạng. Đặc biệt là rất nhiều chế độ nấu khác nhau ngoài cơm như cháo, hấp, hầm, nấu súp,... Tuy nhiên, mức giá so với những mẫu nồi truyền thống sẽ nhỉnh hơn một chút ít.
3.4. Nồi cao tần
Nồi cơm điện cao tần được thiết kế với kiểu dáng chắc chắn, thân dày có khả năng giữ nhiệt lâu. Thiết bị hoạt động thông qua công nghệ cảm ứng từ hiện đại giúp hạt gạo sau khi nấu chín đều không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo dinh dưỡng.
Hơn nữa, bảng điều khiển của thiết bị có rất nhiều chức năng mang đến sự linh hoạt trong chế độ nấu. Đặc biệt, giả năng giữ ấm của thiết bị cực kỳ cao có thể lên đến 24h phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Hình 6: Nồi cơm điện cao tần
3.5. Nồi điện tử áp suất
Nồi cơm điện tử áp suất là thiết bị có sự kết hợp giữa nồi cơm điện và nồi áp suất. Sản phẩm sẽ sử dụng nhiệt chuyển hoá từ điện năng. Sau đó đun nóng khí và tạo áp suất giúp làm chín cơm nhanh hơn.
Đây chính là ví dụ điển hình cho nồi sử dụng công nghệ nấu 3D. Cùng với đó là chức năng Turbo giúp cơm chín nhanh hơn. Điểm đặc biệt của thiết bị đó là thiết kế giữ kín khí và van thoát hơi thông minh đảm bảo lượng hơi nước vừa đủ để cơm mềm và dẻo hơn.
3.6. Nồi cơm áp suất cao tần
Nồi cơm điện áp suất cao tần ngoài những ưu điểm của dòng nồi áp suất, chúng còn có khả năng tự điều chỉnh bằng chíp điện tử. Cùng với đó là sóng cao tần IH chính là công nghệ đốt nóng trong hiện đại bậc nhất hiện nay giúp cơm được nấu rất ngon.
Hình 7: Nồi cơm điện áp suất cao tầng
Có thể thấy, cấu tạo nồi cơm điện không quá phức tạp. Hãy ghi nhớ để chọn mua sản phẩm ưng ý nhất cho mình bạn nhé.